Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Thông báo khẩn !


Thông báo khẩn của Phong trào Con Đường Việt Nam

Kính gửi các cơ quan truyền thông trong ngoài nước,

Chúng tôi, những người Khởi xướng Phong trào Con Đường Việt Nam (PT CĐVN )khẩn cấp thông báo:

Ngày hôm nay, lúc 7 giờ sáng tại TP. HCM Việt Nam, công an đã bao vây gia đình ông Trần Văn Huỳnh, thành viên Nhóm Khởi Xướng PT CĐVN và gia đình bà Lê Đinh KIm Thoa, vợ ông Trần Huỳnh Duy Thức ngăn cản không cho ra ngoài và cô lập mọi tiếp xúc.

Sự việc này xảy ra ngay sau khi ông Trần Văn Huỳnh gửi lá thư kêu oan lần thứ 4 lên chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong tuần qua để một lần nữa yêu cầu ông xem xét giải quyết trường hợp án tù oan ức của Trần Huỳnh Duy Thức, con trai ông.

Sự việc này cũng nhằm ngăn cản ý định của các thân nhân gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức gồm ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ và bà Lê Đinh Kim Thoa, vợ cùng hai con của ông Thức muốn đến trực tiếp trình thư kêu oan tại trước tư gia ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, đại biểu quốc hội mà gia đình đã chuẩn bị thực hiện sáng hôm nay.

Do bị ngăn cản không ra được khỏi nhà, gia đình ông Trần Văn Huỳnh buộc phải chụp hình trước bàn thờ mẹ của anh Trần Huỳnh Duy Thức vừa mất với một khẩu hiệu yêu cầu trả tự do cho anh Trần Huỳnh Duy Thức.

Phong Trào Con Đường Việt Nam cực lực phản đối hành vi vô cớ sách nhiễu, cô lập, giam lỏng này, yêu cầu chính quyền, an ninh địa phương lập tức trả lại quyền sống sinh hoạt bình thường cho gia đinh các công dân Trần Văn Huỳnh, Lê Đình Kim Thoa.

Chúng tôi khẩn báo thông tin này đến công chúng, các tổ chức truyền thông và các tổ chức bảo vệ quyền con người trong ngoài nước để được biết.

Mong tất cả những con người có lương tâm cùng chia sẻ với chúng tôi.

Ngày 20/07/2013
TM. Phong Trào CĐVN
Lê Quốc Đào Tuấn

Tường thuật chi tiết : Vợ con ông Điếu Cày phải ngồi nắng chờ công bộc họp

Trước cổng Trại giam số 6 – Ngày 20.07.2013

Đăng bởi lúc 10:46 Sáng 20/07/13
VRNs (20.07.2013) – Nghệ An – “Chúng tôi ngồi ngoài nắng này suốt hơn hai tiếng, mà họ cứ bảo đợi. Cách đây hơn 30 phút, họ có cầm giấy CMND của tôi và cháu Dũng vào trong, nhưng đến giờ vẫn không trả lời gì cả”. Đâylà lời bà Dương Thị Tân trực tiếp tường thuật với chúng tôi tại trước cổng Trại giam số 6.
Bà Dương Thị Tân và anh Nguyễn Trí Dũng ngồi phơi nắng ngoài cổng trại để đợi Giám thị và các cán bộ ở trong mát họp và xin ý kiến giải quyết.

Ngồi lâu quá, hai mẹ con – vợ và con – blogger Điếu Cày lại đến hỏi cán bộ xem đã giải quyết đến đâu, thì những người này chỉ bảo “không biết!”
Bà Dương Thị Tân cho VRNs biết: “hai mẹ con sẽ ở đây cho đến khi được giải quyết, để biết rõ tình trạng của ông Nguyễn Văn Hải thì mới về”. Như vậy có thể sẽ có một cuộc tuyệt thực tập thể ngay trước cổng Trại giam số 6, nếu như Giám thị ở đây không làm mọi chuyện rõ ràng, minh bạch theo pháp luật.
PV. VRNs

Hèn hạ quá !

Gia đình tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức bị ngăn không cho đưa đơn kêu oan đến Chủ tịch nước

Mặc Lâm
tranhuynhduythuc-01202010-600
Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù tại phiên tòa ở TP.HCM 20-01-2010.
AFP
Sáng sớm hôm nay, 20 tháng 7, theo như dự tính, gia đình của ông Trần Văn Huỳnh là cha của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức sẽ tập trung với nhau mang lá đơn kêu oan lần thứ tư của gia đình tới nhà riêng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để mong sự giúp đỡ, xem xét lại trường hợp của ông Thức trước khi Chủ tịch nước lên đường công du Hoa kỳ vào ngày 24 tháng 7 sắp tới.

Bị bao vây, cô lập

Tuy nhiên vào sáng sớm khi gia đình chuẩn bị lên đường thì phát hiện công an đã có mặt từ trước.
Mọi người không được phép ra khỏi nhà tuy công an không có thái độ gì quyết liệt, chỉ bao vây khu vực một cách im lặng mà thôi.
Từ rất sớm có công an tới nhà và sau đó cả khu nhà chung quanh đều có họ bao vây ở ngoài.- Ô. Trần Văn Huỳnh
Lúc 8 giờ sáng, Ông Trần Văn Huỳnh cho chúng tôi biết:
“Như cháu biết là sáng hôm nay gia đình sẽ đến nhà ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để trao cái đơn kêu oan nhưng tình hình thì như thế này:
Từ rất sớm có công an tới nhà và sau đó cả khu nhà chung quanh đều có họ bao vây ở ngoài. Họ không vào nhà nhưng mình không thể đi ra, nhất động nhất tĩnh gì cũng không thể lọt qua được họ.
Hai nữa trong cái đoàn của gia đình tính cùng đi tới nhà ông Sang để trao đơn thì có Thoa là vợ và hai con của Thức.
Cả nhà tôi chờ hoài không thấy đến thì có liên lạc và được biết từ sáng sớm cả nhà của Thoa đã không đi đâu được cả.”
8:30 sáng có tin gia đình của chị Lê Đình Kim Thoa là vợ của Trần Huỳnh Duy Thức cũng bị công an cô lập tương tự như gia đình ông Huỳnh do đó họ không thể cùng đi với gia đình ông tới nhà của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Trần Văn Huỳnh cho biết:
“Hiện bây giờ nhà Thoa đang tiếp công an Phường đến làm việc và tới giờ này vẫn còn làm việc.
Họ nói phải chờ công an Quận xuống làm việc nữa và khi chúng tôi liên lạc thì được biết là không có vấn đề gì căng thẳng lắm mà họ chỉ muốn cầm chân vợ Thức và hai đứa con không cho ra khỏi nhà.
Họ chỉ hỏi những câu hỏi không có gì nghiêm trọng lắm.
Riêng đối với cái nhà của vợ Thức thì khi công an đến có hỏi là tại sao lại cột giây kẽm cánh cửa vào nhà? Bên ngoài cửa bị kẽm cột lại nên ở trong không mở ra được.
Công an phường đã hỏi tại sao đã có ai đó cột giây kẽm trước cửa? Ý là công an phường muốn nói là không phải họ làm mà là ai đó làm.”

Kêu oan tại nhà...

Trước sự ngăn cản có kế hoạch này của công an, ông Trần Văn Huỳnh cho biết là gia đình ông không thể làm gì khác ngoài việc chờ đợi và kêu oan tại nhà, ông nói:
Trước và chung quanh nhà bị họ bố trí hết, tuy họ không vào nhà nhưng mình không thể đi đâu được.- Ô. Trần Văn Huỳnh
“Bởi vì Thoa nó ở khá xa nhà của tôi, phải đi cả nửa tiếng hay hơn nữa mới tới nhưng tới bây giờ phải tiếp công an tại nhà.
Nhà của tôi cũng vậy, trước và chung quanh nhà bị họ bố trí hết, tuy họ không vào nhà nhưng mình không thể đi đâu được, tình hình là như thế.”
Cùng với Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức, nguyên là Tổng Giám đốc của Công ty Dịch vụ điện thoại internet OCI.
Ông bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giam và Tòa án Nhân dân TP.Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 01 năm 2010 phạt 16 năm tù với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Đài Á Châu Tự Do sẽ tiếp tục theo dõi và đưa tin về sự việc này trong khả năng sớm nhất.

Ông Sang liệu có trả lời thư của Thày cũ ?

BBC - GIA ĐÌNH TRẦN HUỲNH DUY THỨC LẠI KÊU OAN

Thân phụ nhà hoạt động dân chủ bị cầm tù Trần Huỳnh Duy Thức vừa gửi đơn kêu oan lần thứ 4 lên Chủ tịch nước Việt Nam.

Trong thư gửi tới BBC, ông Trần Văn Huỳnh viết đã bốn năm trôi qua kể từ ngày "con trai tôi bị bắt và giam cầm" vì tội Lật đổ theo
Ông Huỳnh cho biết trong năm 2011, ông đã có ba lần gửi đơn kêu oan lên Chủ tịch nước, lúc đó là ông Nguyễn Minh Triết. Bên cạnh đó ông cũng gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm đến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Quốc hội, Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.

"Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy hồi đáp hay động thái nào từ những người nhận. Ngược lại, trong vòng 10 tháng qua, Thức đã hai lần bị đưa vào biệt giam với lần gần đây nhất trong những điều kiện đối xử khắc nghiệt, đi ngược lại với pháp luật trong nước lẫn các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết."

Ông Trần Huỳnh Duy Thức cùng một sỗ tù chính trị khác đang bị giam tại Trại giam Xuân Lộc, hay còn được gọi là Trại Z30A, của Bộ Công an.

Đơn kêu oan của ông Trần Văn Huỳnh, lần này gửi tới Chủ tịch Trương Tấn Sang, viết: "Từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2013, Thức đã bị giam giữ riêng biệt trong một phòng nhỏ đóng kín cửa liên tục, chỉ trừ thời gian trại giam phát bữa ăn".

"Gần đây, trong liên tiếp 10 ngày từ 24/5 đến 2/6/2013, con tôi bị đưa vào biệt giam trong một buồng rất nhỏ chỉ 4m2, không có ánh sáng, rất dơ bẩn và tiềm ẩn nhiều mầm bệnh do nhiều năm không được lau dọn vệ sinh, mỗi ngày chỉ được 2 chén cơm trắng không có thức ăn và chỉ được 1 lít nước cho mọi nhu cầu ăn uống, sinh hoạt."

Gia đình ông Huỳnh cho rằng các điều kiện đối đãi như trên là "bất công, không nhân đạo, hạ thấp phẩm giá con người và vi phạm điều 5 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, điều 7 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng các quy định thuộc Quy chế Tổ chức trại giam (ban hành kèm Nghị định số 60-CP ngày 16-9-1993 của Chính phủ)".

Lá đơn cũng nói ngày 23/11/2012, một thông cáo của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Nhóm Công tác chống Giam giữ Tùy tiện (UNWGAD) đã kết luận rằng việc bỏ tù ông Trần Huỳnh Duy Thức và ba người khác trong cùng vụ án "là tùy tiện và vi phạm điều 9, 19 và 21 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên ký kết”.

Nhóm Công tác này đã "yêu cầu Việt Nam trao trả tự do cho 4 công dân trên và bồi thường cho họ".

Án oan sai

Đơn của ông Trần Văn Huỳnh "khẩn thiết kính mong Chủ tịch cứu xét lại vụ án, giải oan cho con tôi cùng các công dân Việt Nam đang chịu án oan sai khác đã có kết luận của Nhóm Công tác chống Giam giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) để con tôi và những công dân có trách nhiệm với Tổ quốc khác sớm được đoàn tụ với gia đình và đóng góp sức mình cho sự phát triển bền vững và phồn vinh của đất nước".

Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức ra tòa lần đầu hôm 20/01/2010, cùng các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long trong vụ xét xử được cho là phản ánh thái độ không khoan nhượng của chính quyền Việt Nam trước các quan điểm chính trị đối kháng, nhất là trong thời gian trước khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 11.

Các vị trên đều bị buộc tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Ông Thức kiên quyết không nhận tội và lãnh bản án nặng nhất là 16 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia.

Tòa phúc thẩm hôm 11/05/2010 giữ nguyên bản án này.

Tới nay hai ông Lê Thăng Long và Lê Công Định đã được trả tự do, trong khi ông Thức và Nguyễn Tiến Trung vẫn còn đang thực hiện án tù.

Đi kèm với đơn, ông Trần Văn Huỳnh cũng gửi danh sách 10 người mà ông nói là "các công dân Việt Nam đang chịu án oan sai khác đã có kết luận của UNWGAD", trong đó có Linh mục Nguyễn Văn Lý và blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày).

Tin cho hay ông Nguyễn Văn Hải đang tuyệt thực tới ngày thứ 27 trong tù.

Theo BBC:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130719_tranhuynhduythuc_petition.shtml

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Cướp đất Trịnh Nguyễn - Trùm xã hội đen Bắc Ninh bị thủ tiêu ?

  Băng nhóm xã hội đen Bắc Ninh tên trùm  là Tâm Bắc được thuê đổ a xit vào bà Thiêm.
Xác ông trùm xã hội đen Bắc ninh đã được đưa về quê, nguyên nhân chết được cho là tai nạn tàu hoả.
 Hiện hai đàn em của trùm này đang bị công an Hà nội giữ để điều tra. Tuy nhiên tới nay thì thông tin chi tiết về thủ phạm vẫn chưa được công bố, bà Thiêm vẫn đang nằm tại tầng ba bệnh viện  Xanh - Pon.
 Sau đây là những hình ảnh mới nhất về bà Thiêm và các công an thay nhau trực 24 /24 tại hành lang, ghi chép nhưng ai tới thăm nạn nhân :

Tình trạng mới nhất của bà Thiêm

các công an thay nhua ngồi canh.
 Vụ việc gây nóng không gian mạng xã hội trong tháng qua ở Trịnh Nguyễn đã được chúng tôi đưa tin qua nhiều bài, các trò lưu manh của chính quyền đối phó với sự đáu tranh quyết liệt của người dân giữ đất tại Trịnh Nguyễn.
 Mới đây, chính quyền Bắc Ninh lại đổ thêm dầu vào lửa khi dựng chuyện vu khống phạt tù hai ông già cựu chiến binh 14 tháng tù. Báo chí lề phải cũng đã thi nhau đưa tin về vụ việc :


 Chính quyèn Bắc Ninh quả thật là những kẻ khốn nạn, ắn cháo đá bát, hổ danh cho một vùng văn hoá Quan họ giàu chất trữ tình đang bọ đám cẩu quan phá nát.

Công bộc đáng thương quá, nghèo quá !

HƠN 700 CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN CÓ TÀI SẢN TRÊN 500 TRIỆU ĐÔ-LA

Tin Montreal - Một tài liệu trong báo Montreal, Canada cho biết một thành viên cao cấp của Hội đồng mậu dịch Việt Mỹ tiết lộ đảng Cộng sản Việt Nam được xem là một tỉ phú hàng đầu của thế giới với tài sản ước lượng lên đến 20 tỉ đôla. Tài liệu này cho rằng hiện nay có khoảng từ 700 đảng viên có tài sản trên 500 triệu đô-la, tất cả các tỉ phú này đều là cán bộ cao cấp của đảng. Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ phát biểu rằng các ông lớn trong đảng gồm các thành viên bộ chính trị, các Bộ trưởng và Thứ trưởng, ít nhất mỗi người có vợ hay con làm chủ một công ty.

Do việc nhà nước cho phép các công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên đến 500 ngàn mỹ kim, số ngoại tệ trong nước bắt đầu vơi đi. Ngoài những người có trên 500 triệu, những đảng viên có tài sản từ 100 đến 200 triệu đô-la khoảng 2000 người. Tất cả những con số về tài sản của đảng Cộng sản Việt Nam là do những chuyên viên thống kê của cơ quan mậu dịch quốc tế, cho thấy tài sản của những đảng viên này được tẩu tán sang Vancouver Canada, New York, Houston, Bắc và Nam California.

Dân chúng trong nước thì đã thấy rõ sự giàu có hiển nhiên của giới lãnh đạo Cộng sản tại Việt Nam. Họ xây nhà lầu, xài tiền như nước, xuất ngoại như đi chợ, chi tiêu một lúc hàng bó đô-la tiền mặt, trong khi các lãnh tụ thì thú nhận không diệt nổi tham nhũng. Danh sách của những tay tư bản đỏ này được liệt kê có cả Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang với tài ản khoảng 1.2 tỷ mỹ kim, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng 1.5 tỉ mỹ kim, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gần 1 tỉ mỹ kim, đa số những số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp Việt Nam hiện đang sở hữu là gửi tại ngân hàng Thụy sĩ.

Tin tiếp theo về băng nhóm Hoàng Kiếm :

Sai phạm tồn tại kéo dài ở nhà 18 phố Ngô Quyền:

Sau 6 năm, TP. Hà Nội chưa chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng


(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giải quyết dứt điểm đơn tố cáo của ông Trịnh Tuấn Tòng về những sai phạm ở nhà 18 phố Ngô Quyền từ năm 2008, nhưng đã 6 năm trôi qua, UBND TP. Hà Nội vẫn chưa thực hiện ý kiến chỉ đạo khiến dư luận bức xúc.
 >> Sai phạm ở nhà số 18 Ngô Quyền vẫn “thách thức” UBND quận Hoàn Kiếm
 >> Thanh tra xác định nhiều sai phạm chưa được xử lý tại nhà 18 Ngô Quyền
 >> Hà Nội: "Bất lực" trước sai phạm tại 18 Ngô Quyền

Sai phạm ở nhà 18 phố Ngô Quyền là pháo đài bất khả xâm phạm?
Sai phạm ở nhà 18 phố Ngô Quyền là "pháo đài bất khả xâm phạm"?
 
Liên quan đến những sai phạm được “đặc cách” tồn tại nhiều năm ở nhà 18 phố Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngày 30/7/2008, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khi đó là Bộ Trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã ký văn bản số 4967/VPCP - KNTN gửi UBND TP. Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm đơn khiếu nại tố cáo của ông Trịnh Tuấn Tòng.
Văn bản số 4967/VPCP - KNTN ngày 30/7/2008 nêu rõ: “Ông Trịnh Tuấn Tòng và một số hộ dân tại nhà 18 phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội có đơn khiếu tố việc các cơ quan chức năng của TP. Hà Nội chưa xử lý dứt điểm vi phạm về trật tự xây dựng tại 18 phố Ngô Quyền. Về việc này, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng có ý kiến như sau:
Yêu cầu UBND TP. Hà Nội kiểm tra và xử lý dứt điểm việc vi phạm trật tự xây dựng tại số nhà 18 phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2008”.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng có văn bản chỉ đạo giải quyết từ năm 2008
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng có văn bản chỉ đạo giải quyết từ năm 2008
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã có ý kiến chỉ đạo, nhưng sau 6 năm, đến nay UBND TP. Hà Nội chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo dù đã họp hàng chục lần và ban hành hàng chục văn bản. Cho đến nay, sai phạm trật tự xây dựng ở nhà 18 phố Ngô Quyền vẫn ngang nhiên tồn tại thách thức dư luận.
Mới nhất, ngày 20/3/2013, ông Nguyễn Chí Lực, Chánh Văn phòng Quận ủy Hoàn Kiếm đã ký văn bản số 300-TB/QU, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm, Hoàng Công Khôi về việc xử lý sai phạm tồn tại kéo dài ở nhà 18 phố Ngô Quyền.
Dựa trên các tài liệu liên quan thu thập được, Thường trực Quận ủy Hoàn Kiếm yêu cầu UBND quận thành lập tổ công tác liên ngành, trực tiếp do lãnh đạo UBND quận làm tổ trưởng để tiến hành kiểm tra thực tiễn, củng cố hồ sơ và xử lý triệt để theo đúng quy định của pháp luật.
Quận ủy Hoàn Kiếm yêu cầu UBND quận chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ việc xong trước ngày 15/4/2013, báo cáo Thường trực Quận ủy và Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội.
 
Thông báo số 300 của Quận ủy Hoàn Kiếm vẫn bị cấp dưới bỏ qua
Thông báo số 300 của Quận ủy Hoàn Kiếm vẫn bị "cấp dưới" bỏ qua
Sau khi Quận ủy có ý kiến chỉ đạo, UBND quận Hoàn Kiếm vẫn để bà Vũ Thị Hồng tự khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, những sai phạm rõ như ban ngày mà ông Trịnh Tuấn Tòng tố cáo chưa được xử lý dứt điểm, khiến các hộ dân sống trong tòa nhà bức xúc.
Trong đơn tố cáo và kiến nghị khẩn cấp đề ngày 18/7/2013, gửi đến báoDân trí và các cơ quan chức năng TP. Hà Nội, ông Trịnh Tuấn Tòng tiếp tục tố cáo những hạng mục TP. Hà Nội yêu cầu xử lý, nhưng quận Hoàn Kiếm lại không thực hiện bao gồm:
Dỡ bỏ tầng 3 xây không phép; khôi phục nguyên trạng cửa sổ mở ra đường Ngô Quyền; khôi phục bước tường ngăn hành lang chung nguyên hiện trạng; khôi phục cửa sổ thoát hiểm tầng 2; xử lý việc bà Hồng làm bếp trái phép; xử lý việc lợp mái trái phép ngay cửa sổ nhà ông Tòng; xử lý việc kinh doanh trái phép ở tầng 2; xử lý việc kinh doanh tại cửa sổ và vỉa hè của bà Huyền.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, ông Trịnh Tuấn Tòng khẩn thiết đề nghị Văn phòng Chính phủ, Thành ủy Hà Nội, UBND TP. Hà Nội có biện pháp chỉ đạo, giám sát xử lý dứt điểm sai phạm ngang nhiên tồn tại ở nhà số 18 Ngô Quyền gần 10 năm qua. Thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Chính phủ theo nội dung văn bản số 4967/VPCP - KNTN ngày 30/7/2008.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương

Âm binh tiếp tục nổi loạn !

Công an, dân phòng Hốc Môn đánh dân bể sọ

Đăng bởi lúc 9:40 Sáng 19/07/13
VRNs (19.07.2013) – Sài Gòn – Ông Trương Thành Long, Trưởng ban truyền thông của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) vừa phổ biến bản tin cho biết công an, dân phòngđánh người bị bể sọ rồi đem bỏ trước cổng bịnh viện huyện Hốc Môn để chạy tội.
Bản tin như sau:
Vào lúc 02h sáng ngày 17.07.2013, 3 anh em tín đồ PGHH ngụ tại Miền Tây lên Sài Gòn để kiếm sống hiện đang làm việc tại Công Ty may mặc Thiện Mỹ, Xã Bà điểm, Huyện Hóc Môn sau khi tăng ca để trở về nhà trọ tại số 3/5, tổ 6, ấp Đông Lân, Xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM  thì gặp phải một trạm gát của dân phòng và công an, vì chở 3 sợ bị phạt nên cả 3 bỏ chạy khi bị kêu dừng lại, tức thời trạm gát này kêu điện thoại cho trạm thứ hai cách đó khoảng 500 mét tìm biện pháp ngăn chận.
Tại Trạm nầy khi được gọi như vậy liền dàn quân ra, thấy xe của 3 người chạy tới liền dùng một khúc cây quăng vào chiếc xe và trúng vào người ngồi phía sau tên là Lê Phước Hải, sanh 1985, thường trú tại Xã Phú Thọ, Huyện Tam Nông, Đồng Tháp khiến anh này té xuống văng vào vệ cỏ ven đường và chiếc xe bị ngã, lúc đó thì công an, dân phòng túa ra dùng dùi cui, gậy gộc đánh tới tấp vào 2 người còn lại, 2 người này tên là Võ Thành Nhân, sanh 1981, thường trú tại ấp Phú An 1, Xã Bình Hòa, Huyện Châu Thành An Giang và Phan Huy Phương ngụ tại Bến Tre, khiến hai người này máu me đầy mình, bất tỉnh tại chổ, tuy nhiên toán công an và dân phòng này vẫn thản nhiên đánh tới tấp.
Thấy vậy anh Lê Phước Hải, tuy bị thương vì té, đã đứng dậy la làng kêu gọi dân chúng tới giúp, tới lúc đó toán công an và dân phòng này mới chịu dừng tay và thấy tình trạng của 2 người này quá nguy kịch mới nghĩ kế chở cả 3 người này cùng chiếc xe đem bỏ trước cổng bịnh viện đa khoa huyện Hóc Môn. Nhân viên bịnh viện thấy vậy và trước tình trạng nguy kịch của những người này họ chở cả 3 xuống bịnh viện 115, đường Thành Thái, Quận 10 để cấp cứu.
Tại bịnh viện 115, cả ba được đưa vào cấp cứu, anh Lê Phước Hải bị trầy trụa do té nhưng không bị đánh thì được băng bó rồi cho xuất viện, còn anh Phan Huy Phương sau một ngày nằm viện thì gia đình lên nghe kể chuyện sợ quá đem anh Phương trốn về Bến Tre, riêng anh Võ Thành Nhân  bị nặng nhất, hôn mê bất tỉnh, bịnh viện phải cưa nữa sọ đem cấy nuôi, và hiện tại đã trở thành người thực vật không biết bao giờ tỉnh lại.
Tưởng cũng xin nhắc lại, anh Võ Thành Nhân là con của ông Võ Thành Vấn, người đã mổ bụng tự sát tại khám đường Huyện Chợ Mới để phản đối chánh quyền cs đàn áp PGHH vào năm 2000.
Qua việc này đã cho thấy rõ bản chất hung tàn, dã man, tàn bạo của những người được cho là đại diện của luật pháp, coi mạng người như cỏ rác, hành xử như những tên côn đồ bại hoại.
Giáo Hội PGHH Thuần Túy khẩn đưa tin và tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước về những hành vi này của toán công an và dân phòng huyện Hóc Môn, TP.HCM, thể hiện bản chất của chế độ CHXHCNVN.
Về tình trạng của anh Võ Thành Nhân, có gì chúng tôi sẽ loan báo thêm.
Quý vị có thể biết thêm tin tức cụ thể có thể liên lạc:
Võ Thành Vấn, Đt: 012.88.959.192.
Lê Phước Hải: 093.25.88.795.
Ngày 19 tháng 7 năm 2013.
TM. Giáo Hội PGHH Thuần Túy
Trưởng Ban Truyền Thông
TRƯƠNG THÀNH LONG

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Tin chi tiết về dân oan Lâm Đồng tự thiêu ngày 11 tháng 10 năm 2011.


  
Con của dân oan tự thiêu mang di ảnh bố ra Văn phòng chính phủ ngày 16 tháng 7 năm 2012 .
  Người đàn ông bất hạnh ấy là ông Phạm Anh Nam, một dân oan bị đối xử bất công trong chính sách đất đai của chính quyền Thôn 6, Xã Lộc An Huyện Bảo Lâm Tỉnh Lâm Đồng.

Ông Phạm Anh Nam đã tự thiêu và chết vào ngày 11 tháng 10 năm 2011 ngay truớc khu đất mà gia đình ông đang cư ngụ một cách hợp pháp nhưng bị chính quyền cưỡng chế đẩy ông vào đường cùng phải tìm tới cái chết với hy vọng công lý sẽ được bảo vệ.

Chị Phạm Thị Anh Kiều, con gái nạn nhân cho biết cái chết thương tâm của thân phụ cô như sau:

Buổi sáng hôm ba tự thiêu thì em với mẹ đi làm vườn không có nhà. Ba tự thiêu trên đường quốc lộ nên hàng xóm và người dân qua lại nhìn thấy nên người ta kêu hàng xóm tới dập lửa sau đó người ta cho hai mẹ con biết là ba tự thiêu.

Sự việc xảy ra ở xã Lộc An, huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng. Gia đình cô Kiều cũng như nhiều hộ dân khác ở đây họ đang thuê đất ở trên một dải đất thuộc quốc lộ 21 thì Ủy Ban Huyện Bảo Lâm có chính sách sẽ bán lại cho những hộ dân, ưu tiên cho những hộ dân đang sử dụng đất. Nhà cô này có giấy tờ hợp lệ từ 4 tới 6 năm nữa mới hết hạn sử dụng đất. Nhà cô này có 4 lô mà xã chỉ bán cho hai lô còn hai lô thì xã lại bán cho người ngoài huyện trong khi cả 4 lô này cô Kiều đều có cây trồng và trang thiết bị khai thác kinh tế.

Chị Kiều kể những gian truân của gia đình mình không phải theo đuổi vụ kiện trong một hay hai năm mà gần mười lăm năm trời. Cả nhà chạy vạy mọi cách để có tiền theo đuổi vụ khiếu nại này tuy nhiên cuối cùng người cha cột trụ gia đình đã không chịu nổi sự bất công của chính quyền đối với gia đình ông.

Ba em đi kiện đã mười bốn năm mấy gần mười lăm năm rồi nhưng vẫn không được. Tới ngày 15 tháng 9 năm 2011 huyện cho người xuống cưỡng chế và thu hết cà phê của gia đình em mà không hề có thông báo cưỡng chế gì hết. Từ ngày đó cho tới ngày 26 tháng 9 huyện liên tục cho công an xuống uy hiếp tinh thần ba em cho nên vừa phẫn uất vừa bị quẫn bách nên ba em mới tự thiêu.

Khi được hỏi sau khi ông Nam tự thiêu chết từ năm 2011 thì gia đình còn tiếp nối con đường của ông hay không chị Kiều kể:

Từ lúc ba em chết đám tang xong thì gia đình em tiếp tục làm đơn khiếu nại lên huyện và tỉnh nhưng hai nơi này đùn đẩy cho nhau và không giải quyết đơn cho gia đình mà huyện còn kêu rằng việc mua đất của gia đình còn phải chờ quyết định của Thanh tra Chính Phủ.

Đoạn đường khiếu kiện đòi công lý của chị nối dài sau cái chêt của người cha khi chị tiếp tục gõ cửa cơ quan quyền lực để kêu oan về sự mất mát của gia đình, chị Anh kể:

Trước đó em đã qua Thanh tra Chính phủ cầu cứu nhưng họ không giúp đỡ gì hết, nói chung em lâm vào buớc đường cùng rồi mới tới đây. Công an không cho tới đó vì họ có trách nhiệm giữ an ninh tại đó. Người trong cơ quan Thanh tra chính phủ không ra gặp em hay hỏi han gì cả mặc dù em đứng đây cả nửa tháng rồi. Trước đó Thanh tra nói rằng họ đã gửi giấy về Tỉnh và Huyện nhưng gia đình em không nhận bất cứ giấy tờ gì của Tỉnh hay Huyện thông báo.

Theo đài RFA.
 Xem thêm tin về dân oan này do danoan2012 đăng ngày 16 tháng 7 năm 2012:


Dân oan mang di ảnh của dân oan tự thiêu ra Văn phòng chính phủ !


Các phóng viên lề dân vừa thông báo : 

  Hiện Tại ở Cổng Văn Phòng Chính Phủ (vườn hoa Mai Xuân Thưởng).  Gia đình người bị tự thiêu chết An Giang (do bị cưỡng chế đất) ra kêu oan mang theo bát nhang, di ảnh ..... và nhiều dân oan khác đang kêu oan tại Cổng Văn Phòng Chính Phủ.

Ảnh dân oan tự thiêu được người nhà mang theo.


(thông tin từ dân oan có mặt tại hiện trường cho biết công an đang có động thái đàn áp).


Các blogger cũng đang có mặt tại hiện trường để đưa tin.

Cảnh dân oan sài gòn khoả thân giữ đất bị đàn áp :



Đây là cưỡng hiếp hay cưỡng chế ?

Đảng ơi, nhà nước ơi cứu dân đi chứ !

18 thuyền viên kêu cứu từ Trung Quốc

Thứ Tư, 17/07/2013 21:22

Gần 2 năm bị “giam lỏng” trên 2 con tàu mục nát Hoa Sen và Sea Eagle tại Trung Quốc, 18 thuyền viên Việt Nam đang sống rất khổ sở, không có lương, không biết ngày nào được trở về nhà

Sáng 17-7, người thân của 18 thuyền viên lặn lội từ các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An… đến trụ sở Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines) thuộc Tổng Công ty Vận tải biển Việt Nam (Vinalines) để yêu cầu phía công ty đưa các thủy thủ về nước.
Sáng 17-7, người nhà các thuyền viên đến Công ty Vinashinlines yêu cầu đưa các thuyền viên về nước
Cầm cự qua ngày
Trong 18 thuyền viên có 9 người ở trên tàu Hoa Sen và 9 người trên tàu Sea Eagle. Hai con tàu này bị mắc kẹt ở Trung Quốc, không duy trì bất kỳ hoạt động nào từ tháng 8-2011 đến nay. Hiện Công ty Vinashinlines còn 6 tàu neo tại các vùng biển Trung Quốc và 2 tàu đang chở hàng tại Ấn Độ cũng đang trong tình trạng tương tự.
Bà Chu Thị Kiên, người nhà của thuyền viên Chu Trọng Cường, cho biết gia đình đã 3 lần kêu cứu đến Công ty Vinashinlines nhưng chưa được giúp đỡ. Mẹ của anh Cường bị bệnh tim, vừa phải phẫu thuật ở Bệnh viện Bạch Mai. “Gia đình 9 người ở trong căn nhà 30 m2, mọi chi tiêu đều trông chờ vào Cường. Hai năm qua con của Cường cũng chưa thấy mặt bố”- bà Kiên giãi bày.
Chị Phan Thị Bích, người nhà của thủy thủ Phan Văn Thuật (SN 1988), tâm sự: “Sáng nay em trai tôi có gọi điện về cho biết các thủy thủ đang rất hoang mang vì điện, nước trên tàu đã bị cắt, tàu bị trôi rất nguy hiểm. Đặc biệt, thẻ visa và các giấy tờ nhân thân đã bị phía Trung Quốc giữ nên không thể đi đâu được. Các thuyền viên xin được về nước nhưng phía công ty không đồng ý”.
Cha của thuyền viên Lê Thanh Hải (ở Thanh Hóa) kể: “Con tôi đã ở Trung Quốc quá thời điểm kết thúc hợp đồng với công ty hơn 1 năm. Cháu gọi điện về kêu thiếu ăn, 6-7 tháng nay không có lương. Chừng nào công ty mới bán được con tàu để con tôi về nước đây!”. Anh Nguyễn Văn Vượng, anh trai của thuyền viên Nguyễn Văn Tân, cũng cho hay theo hợp đồng thì công ty trả từ 8-10 triệu đồng/tháng nhưng giờ thì một xu cũng không có. Vợ và con 2 tuổi của anh Tân phải nương tựa vào bố mẹ già cũng đang rất khó khăn.  
Bán tàu mới được về
Người nhà của các thuyền viên rất bức xúc vì công ty hứa đầu tháng 7-2013 sẽ sang Trung Quốc giải quyết vụ việc nhưng đến nay chưa thực hiện. Nhiều người nhà của các thuyền viên cho biết họ phải vay tiền để con em họ làm thuyền viên, nay chủ nợ đang hối thúc mà tiền lương của thuyền viên chẳng có.
Tại cuộc đối thoại với người nhà của thuyền viên vào sáng 17-7, ông Nguyễn Văn Thoa, Giám đốc Trung tâm Thuyền viên của Công ty Vinashinlines, năn nỉ: “Hiện chúng tôi cũng biết hoàn cảnh khó khăn của các gia đình nhưng công ty không có tiền để trả cho thuyền viên. Nếu muốn thuyền viên về nước ngay thì phải đợi Chính phủ hỗ trợ”. Trước sức ép đòi phải có cam kết về lộ trình đưa các thuyền viên về nước, ông Thoa nói nước đôi: “Tổng giám đốc cũng đã hết sức cố gắng xin Chính phủ bán lỗ tàu cũng phải bán để trả lương cho thuyền viên trước, còn các khoản khác thì trả sau. Khi nào bán được tàu thì mới có tiền đưa anh em về”. 
Còn ông Bùi Trường Mạnh, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty Vinashinlines, bày tỏ: “Bản thân chúng tôi cũng bị công ty nợ lương chứ không riêng gì thuyền viên”. Theo đại diện của Công ty Vinashinlines, ngày 21-7, lãnh đạo công ty sẽ sang Trung Quốc để tiếp tục bàn hướng giải quyết, song cách giải quyết như thế nào thì họ cũng không thể có câu trả lời ngay được. 
Người về cũng chưa được giải quyết
Cũng trong buổi gặp gỡ này, anh Bùi Văn Hiếu (SN 1986, ngụ huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) cũng có mặt để đòi tiền lương mà công ty còn nợ anh đã hơn 1 năm. Anh Hiếu làm thuyền viên của tàu New Horizon (ở Afghanistan) được 13 tháng thì về nước. Theo anh Hiếu, bốn người (1 thuyền trưởng, 1 máy trưởng và 2 thuyền viên) đã phải làm đơn rất nhiều lần mới được duyệt để về nước sớm. Hiện công ty vẫn còn nợ anh 12 tháng lương, chưa biết đến khi nào mới trả tiếp.

Bài và ảnh: NGUYỄN QUYẾT - Báo Nld.com.vn

Luật sư Trần Vũ Hải yêu cầu hoãn phiên phúc thẩm vụ án cướp đầm Vươn Hải phòng.

Tit do Dân oan tự đặt.

Posted by basamnews on July 18th, 2013
Để giám định lại các mẫu súng, đạn và tang vật liên quan trong vụ án, do bản giám định của Viện Khoa học hình sự chưa có cơ sở, không thể coi là chứng cứ để kết tội các bị cáo về tội giết người.
3
4
5
6


.
78910
.

1

2
Basam.info

Vụ lừa đảo lớn ở Hà đông có liên quan đến Thẩm phán Nguyễn Việt Hưng ?

Trực tiếp đưa tin - Thẩm phán Nguyễn Việt Hưng toà Hà đông coi thường pháp luật.

 Công dân tại Hà đông tiếp tục tố cáo Thẩm phán toà Hà đông Nguyễn Việt Hưng coi thường pháp luật :

  Sáng nay vào hồi 8 ,30 amNguyễn Việt Hưng dẫn đầu một đoàn hơn chục người gọi là " Hội đồng thẩm định giá " kéo tới nhà riêng của công dân Đặng Thị Tỵ để ...ngó nghiêng: 




Thẩm phán toà Hà đông Nguyễn Việt Hưng đãn đầu " hội đồng thẩm định"


Đây gọi là đoàn cán bộ thuộc " hội đồng thẩm định"
  Đại diện của khu phố Hà Trì 3 - bà Phương - sau khi xem giấy hẹn với gia đình thì không giải thích được vì sao Thẩm phán Nguyễn Việt Hưng ban hành hẹn công dân ngày 16 tháng 7 ( cách đây hai hôm ) mà hôm nay mới tới và kéo theo một đoàn ô hợp đông gấp đôi ''hội đông'' trong "quyết định thành lập ..." : 
Giấy hẹn công dân thì hai ngày sau mới kéo tới. Hưng trực tiếp ban hành giấy, ký đóng dấu nhưng vẫn hỏi bâng quơ : " bà Tỵ hôm nay không có nhà"

  Người nhà công dân hỏi tại sao các cán bộ nhà nước hẹn làm việc một ngày mà ngày khác mới đến thì Hưng không trả lời được, lúng túng rồi nói " làm sai thì sửa " !

 Gia đình công dân Đặng Thị Tỵ yêu cầu đại diện khu phố lập biên bản về việc mà  hưng và đoàn " cán bộ " tại chỗ thì tất cả ...lủi sạch. 

 Cả chục cán bộ nhà nước ăn lương của dân mà làm ăn như đám đầu đường xó chợ như vậy thử hỏi UBND quận Hà Đông có biết không ? ai cho phép Hưng điều động cán bộ phòng ban của quân, Hưng có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập " Hội đồng thẩm định "  căn cứ theo yêu cầu của một cá nhân nào đó để làm những việc trái pháp luật ? những câu hỏi này chúng tôi sẽ gửi đến ông Võ Hoàng Tâm - phó văn phòng UBND quận Hà đông, người đã trực tiếp ra văn bản chỉ đạo phòng tài nguyên môi trường liên quan đến vụ việc này :

Chỉ đạo chấm dứt giao dịch quyền sử dụng đất do Phó văn phòng Vũ Hoàng Tâm ban hành.

 Vấn đề đặt ra ở đây là : việc Thẩm phán Nguyễn Việt Hưng tự ý điều động cán bộ các phòng ban : tài nguyên môi trường, tài chính....của quận Hà đông thì có được thông qua lãnh đạo UBND quận hay không ? ông Phó văn Phòng UBND quận Vũ Hoàng Tâm có biết chưa ? việc thành lập " Hội đồng thẩm định " do Hưng tự quyết định và ban hành văn bản có đúng thẩm quyền ...? các việc Hưng đang làm có mâu thuẫn với chỉ đạo của văn bản do Phó văn phòng UBND quận Hà Đông Vũ Hoàng Tâm ban hành ngày 16 tháng 7 năm 2011 hay không ? 

 Chúng tôi sẽ tiếp tục đièu tra làm rõ những động cơ đằng sau vụ việc này.

Giang hồ ma cô đang điều hành xã hội, công an chỉ đứng xem.

Đang tác nghiệp công khai, 2 PV bị bảo vệ dân phố giật máy ảnh

(TNO) Trong lúc đang tác nghiệp tại vụ cưỡng chế công trình xây dựng vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn P.An Thới, Q.Bình Thủy (TP.Cần Thơ) ngày 17.7 hai phóng viên (PV) Huy Phong - Báo SGGP và Ngọc Long - Báo Pháp Luật Việt Nam đã bị các bảo vệ dân phố cản trở, giật máy ảnh, dùng roi điện đe dọa, thậm chí khống chế giữ người.

Mặc dù các phóng viên đã xuất trình thẻ nhà báo nhưng vẫn bị hăm dọa và không cho tác nghiệp, thậm chí bị khống chế, dẫn giải đi...
 2 phóng viên bị bảo vệ dân phố giật máy ảnh
PV Ngọc Long - Báo Pháp Luật Việt Nam bị khống chế khi tác nghiệp tại buổi cưỡng chế công khai
Điều đáng nói, việc cưỡng chế là công khai nhưng không hiểu vì sao PV, báo chí lại bị cản trở tác nghiệp.
Đáng nói hơn, sự việc trên xảy ra trước mặt lãnh đạo UBND P.An Thới, Công an phường, Cảnh sát 113 nhưng không ai can thiệp, mặc cho bảo vệ dân phố hung hăng giật máy ảnh, giữ nhà báo.
Tin, ảnh: Đình Tuyển

Quan chính phủ thì đây, rất đẹp đẽ và thơm tho.

Xác minh nội dung tố cáo Vụ phó Thanh tra Chính phủ

(Dân trí) – Liên quan đến một số nội dung tố cáo ông Lê Sỹ Bẩy, Phó Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ từng có thông báo số 2066/TB-TTCP công bố kết quả xác minh hồ sơ cán bộ của ông Bẩy. Để rộng đường dư luận, Báo Dân trí thông tin đến bạn đọc nội dung này.
 >>  Phó Vụ trưởng Thanh tra bị tố gian lận bằng cấp, thi tuyển
 >>  Uỷ ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu kỷ luật một số cán bộ

Ngày 16/7/2013, PV Dân trí đã có buổi xác minh tài liệu tại Thanh tra Chính phủ. Theo đó, ngày 16/7/2010, ông Mai Quốc Bình, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đã ký văn bản số 2066/TB-TTCP thông báo kết quả xác minh hồ sơ cán bộ của ông Lê Sỹ Bẩy.
Thông báo trên nêu rõ: Thời gian qua, tại cơ quan Thanh tra Chính phủ có một số thông tin tố cáo ông Lê Sỹ Bẩy hiện là Phó Vụ trưởng Vụ I, với nội dung: Ông Lê Sỹ Bẩy không có bằng lớp 10; không học hành gì, dùng tiền mua bằng Cao đẳng Ngân hàng; Bằng tốt nghiệp đại học không hợp pháp; trước khi vào cơ quan Thanh tra Nhà nước là người buôn bán tại chợ trời Hà Nội, được hợp thức hóa lý lịch bản thân qua một Công ty rồi chạy chọt về cơ quan Thanh tra từ năm 1993; năm 2009 được cử đi thi nâng ngạch Thanh tra viên cao cấp là hoàn toàn vô lý, vi phạm quy định, điều kiện về mức lương và năm công tác; việc nâng lương sai nguyên tắc, tùy tiện...
Thông báo kết quả xác minh của Thanh tra Chính phủ do ông Mai Quốc Bình ký
Thông báo kết quả xác minh của Thanh tra Chính phủ do ông Mai Quốc Bình ký
Thông báo kết quả xác minh của Thanh tra Chính phủ do ông Mai Quốc Bình ký
Căn cứ báo cáo kết quả xác minh ngày 10/7/2010 của tổ kiểm tra theo quyết định số 779/QĐ-TTCP ngày 14/4/2010 của Tổng Thanh tra tại cuộc Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ ngày 28/6/2010, kết quả kiểm tra cho thấy:
Việc cấp bằng tốt nghiệp PTTH (lớp 10), bằng Cao đẳng Ngân hàng và bằng Đại học Ngân hàng của ông Lê Sỹ Bẩy là căn cứ kết quả học tập tại các trường và căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước; Ý kiến nêu ông Lê Sỹ Bẩy không có bằng lớp 10, không học hành gì, dùng tiền mua bằng cao đẳng Ngân hàng; Bằng tốt nghiệp Đại học không hợp pháp là không có cơ sở.
Việc ông Lê Sỹ Bẩy đang được cử đi học cao cấp chính trị; đại học Ngân hàng nhưng lãnh đạo cơ quan lại quyết định cử đi tham gia làm trưởng, phó các đoàn thanh tra; trách nhiệm thuộc lãnh đạo Vụ I tại thời điểm đó trong việc tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra Nhà nước quyết định cử ông Lê Sỹ Bẩy tham gia đoàn thanh tra.
Trước khi về Thanh tra Nhà nước, ông Lê Sỹ Bẩy là cán bộ của Công ty Thực nghiệm xây lắp và vật liệu xây dựng Hà Nội được tiếp nhận về công tác tại Vụ I Thanh tra Nhà nước theo đúng trình tự, quy định. Ý kiến nêu trước khi vào cơ quan Thanh tra Nhà nước (Thanh tra Chính phủ), ông Bẩy là người buôn bán tại “chợ trời”- Hà Nội, được hợp thức hóa lý lịch bản thân qua một Công ty rồi chạy chọt về cơ quan Thanh tra từ năm 1993 là không có cơ sở.
Việc thi nâng ngạch Thanh tra viên chính, thời điểm 2000-2001 ông Lê Sỹ Bẩy chưa đủ điều kiện dự thi theo quy định tại Quyết định số 818/TTCP-VP ngày 21/10/1993 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và công văn số 519/BTCCBCP-CCVC ngày 10/11/2000 của Bộ Nội vụ hướng dẫn sơ tuyển thi nâng ngạch công chức, nhưng vẫn được Hội đồng thi nâng ngạch cơ quan xét duyệt đồng ý cho phép được thi, là không đúng; trách nhiệm này thuộc về Hội đồng thi nâng ngạch cơ quan Thanh tra Nhà nước năm 2000.
Việc thi nâng ngạch Thanh tra viên cao cấp năm 2009, ông Bẩy chưa đủ điều kiện về bậc lương theo quy định (hệ số 5,42) là có sự vận dụng của Thanh tra Chính phủ và sự chấp thuận của Bộ Nội vụ (cùng với nhiều trường hợp khác) khi đủ điều kiện về lương mới bổ nhiệm; Ý kiến nêu việc ông Lê Sỹ Bẩy được cử đi thi Thanh tra viên cao cấp là hoàn toàn vô lý, vi phạm quy định, điều kiện về mức lương và năm công tác; việc nâng lương sai nguyên tắc, tùy tiện... là không đúng và không có cơ sở.
Quyết định bổ nhiệm Thanh tra viên chính của ông Lê Sỹ Bẩy
Quyết định bổ nhiệm Thanh tra viên chính của ông Lê Sỹ Bẩy
Căn cứ kết quả kiểm tra, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ yêu cầu: Lãnh đạo, Chi ủy Vụ I thông báo kết quả kiểm tra đến cán bộ, công chức, đảng viên trong Vụ, đồng thời làm tốt công tác tư tưởng chính trị; làm tốt công tác phê bình và tự phê bình; đảm bảo đoàn kết nội bộ.
Lãnh đạo Vụ I trước tiên là đồng chí Vụ trưởng Vụ I phải nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm và phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức cán bộ trong công tác quản lý cán bộ, công chức.
Giao Vụ Tổ chức cán bộ đôn đốc thực việc thực hiện và báo cáo kết quả với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ.
Liên quan đến sự việc trên, ngày 17/6/2013, Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương đã có Quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên Lê Sĩ Bẩy, Phó vụ trưởng Vụ I Thanh tra Chính phủ. Nội dung kiểm tra bao gồm 3 vấn đề: kê khai giả mạo bằng cấp, việc nâng lương, bổ nhiệm chức vụ và bổ nhiệm thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp; thiếu trung thực trong việc kê khai tài sản.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.
Ban Bạn đọc