Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

Bí thư Đà Nẵng là tay chân của xã hội đen !

Việt Hương: Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ bị xã hội đen đe doạ ngay tại uỷ ban! 

Ngày 8-2, Bí thư Nguyễn Xuân Anh triệu tập họp thường vụ khẩn cấp nhằm thông qua dự án Sunrise Bay cho Nova 79. Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ và một số uỷ viên khác có ý kiến phải xem xét lại thẩm quyền và nhất là đánh giá tác động môi trường của dự án lấp 181 hec-ta vịnh Đà Nẵng. Nguyễn Xuân Anh lập tức nổi khùng doạ làm cỏ hết những ai đang chống đối mình.

Chiều ngày 10-2, Thành uỷ, HĐND, UBND Đà Nẵng tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp đầu xuân Đinh Dậu tại Trung tâm hành chính. Sau cuộc gặp mặt, Chủ tịch Thơ, Bí thư Xuân Anh, Phó Bí thư thường trực Võ Công Trí và một số người khác đứng bên hành lang trò chuyện, ông chủ Nova 79 chạy đến chỉ mặt Chủ tịch Thơ: “Ông nhờ tôi ủng hộ mới lên làm được Chủ tịch, sao ông lại chống tôi và Xuân Anh. Tôi nói cho ông biết, chỉ cần một cuộc điện thoại là ông bay chức chủ tịch. Ông liệu hồn…”.

Các cán bộ chứng kiến ngay tại cơ quan công quyền, xã hội đen dám chỉ mặt người đứng đầu thành phố, lớn tiếng miệt thị, nhưng không ai dám nói.

Lâu nay cán bộ Đà Nẵng đều biết Nguyễn Xuân Anh chỉ là con rối trong tay con người này. Bên những chai rượu đắt tiền ở Memory, người này chỉ thị: Thằng Chánh giám đốc Nội vụ (nguyên thư ký của cựu Bí thư Trần Thọ) mai đi Liên Chiểu, ngày mai Xuân Anh ký quyết định đưa Võ Công Chánh đi Bí thư Liên Chiểu. Thằng Trung Bí thư Thanh Khê (cũng thư ký của cựu Bí thư Trần Thọ) cho đi dạy, thế là Trung bị chuyển về làm hiệu trưởng trường chính trị thành phố chưa một ngày giảng dạy. Thằng Quang Tuyên giáo cho về Bí thư Thanh Khê để thay Võ Công Trí. Thằng Thuận thư ký Bá Thanh cho đi dạy luôn! À, còn thằng Đặng Việt Dũng để nó ngồi ghế Phó chủ tịch trực nguy hiểm, đưa dự án lên nó bác thì bỏ mẹ, cho đi làm tuyên giáo…

Công tác tổ chức thời Bí thư Xuân Anh diễn ra trên bàn nhậu tại Momery, bảo cán bộ làm sao không khiếp vía? Tất cả lộn tùng phèo, nguyên tắc và quy trình tổ chức tuỳ đâu tiện đấy phụ thuộc vào mức độ cảm tình của Bí thư trẻ Xuân Anh và thái độ phục tùng tuyệt đối nhóm lợi ích.

Trên cả nước Việt Nam này, giữa ban ngày ban mặt chắc chắn chỉ có mình chính quyền của ông Xuân Anh cho xã hội đen xông vào cơ quan công quyền đe doạ cách chức Chủ tịch!

Chúng ta hãy chờ đợi xem mệnh hệ Chủ tịch Thơ thế nào để biết bản chất của Nguyễn Xuân Anh. 

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Chủ SunGroup bị lập hồ sơ - Áp chế tài nhân quyền.

Sun Group đang làm gì ở Việt Nam?
Lê Anh Hùng
Theo VOA-16/03/2017
Ngày 6/3/2017, trên trang Facebook cá nhân, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đã đăng bài “Ai cho phép Sun Group lấp sông?” Theo tác giả, Đà Nẵng giải tỏa hai xã Hòa Xuân và Hòa Quý để giao cho tập đoàn Sun Group làm khu du lịch sinh thái. Tuy nhiên, khu du lịch sinh thái đâu chẳng thấy mà chỉ thấy một khu đô thị sinh thái đang hình thành. Hàng ngàn ngôi nhà dân kể cả đình, chùa, nhà thờ họ tộc bị cày trắng, hàng trăm ha ruộng là phương tiện sinh nhai của nông dân bao đời nay bị san lấp để phân lô. Giá đền bù cho nông dân vỏn vẹn vài chục ngàn VNĐ/m2, để rồi sau đó được rao bán tới hai mươi triệu VNĐ/m2.

Mặc dù vậy, chừng đó vẫn chưa thỏa lòng tham của nhà đầu tư này. Sun Group còn san lấp lấn chiếm hàng chục mét ra dòng sông Cái, đoạn ngã ba giáp với sông Cẩm Lệ chảy ra sông Hàn, và công khai cho hàng chục xe tải đổ đất san lấp ngày đêm.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đặt câu hỏi về hành vi bức tử sông Cái của Sun Group: “Không biết ông Nguyễn Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ biết chuyện nầy hay không? Hay là hai ông đang loay hoay với grab, với việc trả lại xe biếu, với hầm chui qua sông bằng mọi giá nên không còn biết gì hết. Liệu các chuyện đó có liên quan gì đến việc lấp sông nầy không???”

Hỏi tức là đã trả lời. Một dự án lớn và được triển khai rầm rộ như thế thì lẽ dĩ nhiên lãnh đạo thành phố Đà Nẵng không thể không biết mà phải biết rất rõ.

Đây không phải là dự án tai tiếng đầu tiên của Sun Group. Tập đoàn này còn là chủ đầu tư dự án “Quần thể công trình du lịch văn hoá dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan Sa Pa”, được khởi công xây dựng từ tháng 11/2013. Cùng với hệ thống cáp treo, dự án bao gồm khu nghỉ dưỡng cao cấp gồm hệ thống khách sạn 4-5 sao, khu vui chơi giải trí, ẩm thực, một khu down-town Sa Pa, một sân golf 18 lỗ, và một khu du lịch tâm linh gồm hệ thống đền chùa trên đỉnh Fansipan. Việc thực hiện dự án đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả môi trường sinh thái lẫn cảnh quan của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng nhất Việt Nam, với tổng diện tích vùng lõi gần 30 ngàn ha và vùng đệm gần 39 ngàn ha. (Bên cạnh quần thể thực vật rất phong phú, với 2.024 loài thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, là một hệ động vật đa dạng, với 66 loài thú, 347 loài chim, 41 loài lưỡng cư và 61 loài bò sát.)

Tuy nhiên, chứng kiến sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cùng cả dàn lãnh đạo địa phương từ Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai trở xuống trong lễ động thổ xây dựng chùa Bảo An – một trong những ngôi chùa nằm trong quần thể tâm linh do Sun Group xây dựng trên Fansipan – vào ngày 20/9/2014 thì hẳn ai cũng hiểu mọi sự phản đối đều chẳng khác gì “đá ném ao bèo”.

Tháng 9/2014, Sun Group khởi công xây dựng dự án Sun World Ha Long Park tại thành phố Hạ Long, địa danh hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Để thực hiện dự án này, hàng trăm ha mặt biển thuộc vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, vốn bị cấm xâm phạm theo hồ sơ di sản cũng như quy định của UNESCO, đã bị san lấp một cách vô tội vạ, bất chấp sự phản đối của dư luận.

Chưa hết, Sun Group lại sắp thực hiện dự án Công viên Đại Dương Sơn Trà (Sơn Trà Ocean Park) tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đe dọa tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái nơi đây. Việc Sun Group san lấp 100ha mặt biển sẽ xâm hại quần thể san hô vốn cần được bảo vệ nghiêm ngặt của bán đảo Sơn Trà. Đặc biệt, việc xây dựng hệ thống cáp treo đưa du khách đi thẳng từ bến du thuyền lên đỉnh Đá Bàn sẽ đe dọa môi trường sống của loại voọc chà vá chân nâu đặc hữu của Sơn Trà. Ngoài ra, vị trí dự án là nơi trú ngụ, neo đậu của hàng trăm tàu thuyền của ngư dân trải qua bao thế hệ. Vì vậy, việc xây dựng công viên khiến hàng trăm hộ ngư dân phải đối diện với nguy cơ thất nghiệp.

Không còn nghi ngờ gì, đằng sau những tập đoàn mafia kinh tế như Sun Group là những ông trùm mafia chính trị. Những dự án như khu đô thị sinh thái ở Hoà Xuân hay công viên đại dương ở Sơn Trà, v.v. không chỉ là nơi ra đời của những tỷ phú dollar Việt Nam mà cả lớp lớp dân oan, những người bị tước mất quyền con người thiêng liêng nhất – quyền được sống. Và mới đây Lê Viết Lam – ông chủ bí hiểm của Sun Group – là một trong những cái tên đầu tiên mà BPSOS thông báo tìm kiếm thông tin cá nhân vì những thành tích nhân quyền bất hảo.

* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cướp cạn tại Đà Nẵng - Huỳnh Đức thơ.

BỌN CƯỚP CẠN SÂU DÂN MỌT NƯỚC 

Chủ tịch thành phố Đà Nẵng với khối tài sản khổng lồ 
Ông Huỳnh Đức Thơ (đứng) bên cạnh Bí thư Thành phố Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: Tuổi Trẻ

Trong những ngày qua, dư luận trở nên sôi động với khối tài sản khổng lồ của ông Huỳnh Đức Thơ-Chủ tịch thành phố Đà Nẵng. Nhiều người cho rằng, khối tài sản khổng lồ đó là do ông Thơ tham ô, tham nhũng mà có. Ngay lập tức, ông Thơ đã có phản hồi cho biết, số tài sản mà ông có được đã thực hiện theo đúng quy định của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam.

Trước những tin đồn râm ran khi mà những con số về bất động sản, cổ phần trong doanh nghiệp của ông Thơ được phát tán trên mạng Internet, ngày 15/3, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chịu sự chỉ thị của ông Thơ đã ra thông cáo báo chí về khối tài sản này. Mặc dù bản thông cáo nói rõ ông Thơ đã chấp hành việc kê khai, minh bạch tài sản theo đúng quy định của đảng CSVN nhưng không hề cho biết khối tài sản ấy từ đâu mà có.

Cùng với đó, bàn thông cáo còn cho biết, ông Huỳnh Đức Thơ thuộc quyền quản lý của Trung ương đảng CSVN, cho nên việc thẩm tra, xác minh phải do cơ quan trung ương chỉ thị thực hiện. Điều đó có nghĩa là các cơ quan, ban ngành ở thành phố Đà Nẵng không được quyền xác minh số tài sản ấy.

Khối tài sản của ông Thơ bị rò rỉ trên mạng bao gồm: Hai thửa đất liền nhau tại số 65 Hàm Nghi, một con đường sầm uất ở thành phố Đà Nẵng, tổng diện tích của căn nhà này là 150m2; một mảnh đất có diện tích 1021m2 tại Điện Ngọc (Quảng Nam) thuộc khu du lịch thành phố Hội An; một lô đất ở Hòa Quý thuộc quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) có diện tích 310m2; một mảnh đất khác ở bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) có diện tích 250m2. Đó là những khối tài sản đứng tên vợ chồng ông Thơ đã được kê khai trong lí lịch. Cùng với đó, ông Thơ còn sở hữu 3hecta đất trồng cây ở Hòa Khương (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng); 1,5 hecta đất đìa nuôi tôm tại Duy Xuyên (Quảng Nam). Chưa hết, ông còn có cổ phần trong công ty thép Dana Ý từ năm 2007 và hùn vốn trong 4 công ty sản xuất, kinh doanh khác.

Ngoài việc có số tài sản khổng lồ, ông Huỳnh Đức Thơ, người được cho là đã có bước thăng tiến thần tốc trên con đường quan lộ của mình. Chỉ trong vòng chưa đầy 9 tháng, ông đã có bước nhảy vọt, từ một Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư trở thành Chủ tịch thành phố Đà Nẵng. Theo dư luận đồn đoán, để có được bước thăng tiến thần tốc ấy phải có sự tiếp tay của Trần Thọ-cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Đầu năm 2015, khi bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh-cựu Trưởng Ban Nội chính Trung ương, cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, người có ảnh hưởng rất lớn tại thành phố này trở nặng và khó có thể sống lâu, ông Trần Thọ đã nhanh chóng đôn ông Huỳnh Đức Thơ lên làm phó chủ tịch thành phố. Đương nhiên, phần lại quả cho chức vụ này là những xấp tiền dollar dày cộm.

Sáng ngày 26/1/2015, đảng ủy thành phố Đà Nẵng họp, ông Huỳnh Đức Thơ được bầu làm phó Bí thư thành ủy. Chiều cùng ngày, ông nghiễm nhiên ngồi vào chức Chủ tịch thành phố.

Nếu so với những người như: Trịnh Xuân Thanh (cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang), Hồ Thị Kim Thoa (thứ trưởng Bộ Công thương) hay cô Trần Vũ Quỳnh Anh (vợ bé, Trưởng phòng quản lý nhà đất và bất động sản Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa) thì bước tiến của Huỳnh Đức Thơ kinh hoàng hơn rất nhiều.

Khi thấy ông Trần Thọ sắp về hưu, Huỳnh Đức Thơ đã nhanh chóng dùng tiền để mua chức tước, củng cố ngôi vị để bước tiếp theo là vơ vét của cải.

Công ty Thép Dana Ý mà ông Huỳnh Đức Thơ có cổ phần liên tục là đơn vị cung cấp thép cho những công trình lớn tại thành phố Đà Nẵng. Chính công ty này là nỗi ám ảnh của người dân phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Đã không biết bao nhiêu lần người dân bao vây để phản đối nhà máy vì đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tuy nhiên, dưới sự bảo bọc của ông Huỳnh Đức Thơ, công ty này vẫn nghiễm nhiên hoạt động, bất chấp sự phản đối của dân chúng.

Chủ tịch thành phố Đà Nẵng với khối tài sản khổng lồ 
Ông Huỳnh Đức Thơ (đứng) bên cạnh Bí thư Thành phố Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: Tuổi Trẻ

Trong những ngày qua, dư luận trở nên sôi động với khối tài sản khổng lồ của ông Huỳnh Đức Thơ-Chủ tịch thành phố Đà Nẵng. Nhiều người cho rằng, khối tài sản khổng lồ đó là do ông Thơ tham ô, tham nhũng mà có. Ngay lập tức, ông Thơ đã có phản hồi cho biết, số tài sản mà ông có được đã thực hiện theo đúng quy định của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam.

Trước những tin đồn râm ran khi mà những con số về bất động sản, cổ phần trong doanh nghiệp của ông Thơ được phát tán trên mạng Internet, ngày 15/3, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chịu sự chỉ thị của ông Thơ đã ra thông cáo báo chí về khối tài sản này. Mặc dù bản thông cáo nói rõ ông Thơ đã chấp hành việc kê khai, minh bạch tài sản theo đúng quy định của đảng CSVN nhưng không hề cho biết khối tài sản ấy từ đâu mà có.

Cùng với đó, bàn thông cáo còn cho biết, ông Huỳnh Đức Thơ thuộc quyền quản lý của Trung ương đảng CSVN, cho nên việc thẩm tra, xác minh phải do cơ quan trung ương chỉ thị thực hiện. Điều đó có nghĩa là các cơ quan, ban ngành ở thành phố Đà Nẵng không được quyền xác minh số tài sản ấy.

Khối tài sản của ông Thơ bị rò rỉ trên mạng bao gồm: Hai thửa đất liền nhau tại số 65 Hàm Nghi, một con đường sầm uất ở thành phố Đà Nẵng, tổng diện tích của căn nhà này là 150m2; một mảnh đất có diện tích 1021m2 tại Điện Ngọc (Quảng Nam) thuộc khu du lịch thành phố Hội An; một lô đất ở Hòa Quý thuộc quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) có diện tích 310m2; một mảnh đất khác ở bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) có diện tích 250m2. Đó là những khối tài sản đứng tên vợ chồng ông Thơ đã được kê khai trong lí lịch. Cùng với đó, ông Thơ còn sở hữu 3hecta đất trồng cây ở Hòa Khương (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng); 1,5 hecta đất đìa nuôi tôm tại Duy Xuyên (Quảng Nam). Chưa hết, ông còn có cổ phần trong công ty thép Dana Ý từ năm 2007 và hùn vốn trong 4 công ty sản xuất, kinh doanh khác.

Ngoài việc có số tài sản khổng lồ, ông Huỳnh Đức Thơ, người được cho là đã có bước thăng tiến thần tốc trên con đường quan lộ của mình. Chỉ trong vòng chưa đầy 9 tháng, ông đã có bước nhảy vọt, từ một Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư trở thành Chủ tịch thành phố Đà Nẵng. Theo dư luận đồn đoán, để có được bước thăng tiến thần tốc ấy phải có sự tiếp tay của Trần Thọ-cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Đầu năm 2015, khi bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh-cựu Trưởng Ban Nội chính Trung ương, cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, người có ảnh hưởng rất lớn tại thành phố này trở nặng và khó có thể sống lâu, ông Trần Thọ đã nhanh chóng đôn ông Huỳnh Đức Thơ lên làm phó chủ tịch thành phố. Đương nhiên, phần lại quả cho chức vụ này là những xấp tiền dollar dày cộm.

Sáng ngày 26/1/2015, đảng ủy thành phố Đà Nẵng họp, ông Huỳnh Đức Thơ được bầu làm phó Bí thư thành ủy. Chiều cùng ngày, ông nghiễm nhiên ngồi vào chức Chủ tịch thành phố.

Nếu so với những người như: Trịnh Xuân Thanh (cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang), Hồ Thị Kim Thoa (thứ trưởng Bộ Công thương) hay cô Trần Vũ Quỳnh Anh (vợ bé, Trưởng phòng quản lý nhà đất và bất động sản Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa) thì bước tiến của Huỳnh Đức Thơ kinh hoàng hơn rất nhiều.

Khi thấy ông Trần Thọ sắp về hưu, Huỳnh Đức Thơ đã nhanh chóng dùng tiền để mua chức tước, củng cố ngôi vị để bước tiếp theo là vơ vét của cải.

Công ty Thép Dana Ý mà ông Huỳnh Đức Thơ có cổ phần liên tục là đơn vị cung cấp thép cho những công trình lớn tại thành phố Đà Nẵng. Chính công ty này là nỗi ám ảnh của người dân phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Đã không biết bao nhiêu lần người dân bao vây để phản đối nhà máy vì đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tuy nhiên, dưới sự bảo bọc của ông Huỳnh Đức Thơ, công ty này vẫn nghiễm nhiên hoạt động, bất chấp sự phản đối của dân chúng.

Le Nguyen

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Triều Tiên gặp cớm ?

LẦN ĐẦU TIÊN ĐIỀU ĐỘNG BIỆT ĐỘI SEAL - TIÊM KÍCH F-35 DIỄN TẬP TẤN CÔNG TRIỀU TIÊN 

Nhật báo Joon Gang của Hàn Quốc đưa tin biệt đội SEAL Team 6, lực lượng từng tham gia chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden, sẽ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, mô phỏng "các đợt tấn công giả định" nhằm tiêu diệt nhà lãnh đạo Triều Tiên. 

Cũng theo truyền thông Hàn Quốc, biệt đội SEAL đang có mặt trên tàu sân bay USS Carl Vinson và sẽ tới Hàn Quốc vào ngày mai (15/3). 

Các vụ thử hạt nhân và tên lửa trong thời gian gần đây của Triều Tiên khiến Mỹ và các đồng minh trong khu vực không khỏi lo ngại. Đặc biệt, hồi đầu năm nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un còn tuyên bố Bình Nhưỡng đang bước vào giai đoạn cuối chuẩn bị cho một vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), có tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ. 

Cuộc tập trận Foal Eagle (Đại bàng non) năm nay có sự góp mặt của 3.600 quân nhân Mỹ cùng với 28.000 binh lính Mỹ hoạt động thường trực ở Hàn Quốc. Các cuộc tập trận trên không, trên biển và trên đất liền sẽ mô phỏng khả năng phối hợp tấn công giữa quân đội Mỹ - Hàn trong trường hợp xảy ra xung đột với Triều Tiên. Bên cạnh cuộc tập trận, Mỹ cũng đang tiến hành triển khai lắp đặt Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc. Theo Washington, THAAD là biện pháp cần thiết để bảo vệ Hàn Quốc trước mối đe dọa từ lực lượng tên lửa Triều Tiên.

Cũng theo Joon Gang, ngay cả chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-35 của Mỹ cũng sẽ tham gia các bài diễn tập tấn công nhằm vào các cơ sở tên lửa của Triều Tiên. Hộ tống F-35 sẽ có sự xuất hiện của các chiến đấu cơ như F-22 và tàu ngầm hạt nhân. 

"Số lượng lớn binh sĩ và nhiều lực lượng đặc nhiệm Mỹ sẽ cùng tham gia cuộc tập trận Foal Eagle và Key Resolve (Giải pháp then chốt) năm nay, nhằm diễn tập khả năng thâm nhập lãnh thổ Triều Tiên, đồng thời tiêu diệt các trung tâm chỉ huy chiến tranh và căn cứ quân sự quan trọng của Triều Tiên", Yonhap dẫn nguồn tin từ một quan chức quân sự Hàn Quốc giấu tên.

*Zing*

Công an HN tiếp tục bảo kê " lũ vong ân bội nghĩa "

Sao Công an Hà Nội chưa xử lý "những kẻ vong ân bội nghĩa" này? 


Sáng 14-03-2017, một nhóm người tự xưng là Dư luận viên một lần nữa gây rối buổi tưởng niệm 29 năm ngày 64 chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh ở đảo Gạc Ma - Trường Sa. Người dân đặt câu hỏi vì sao Công an Hà Nội chưa vào cuộc xử lý nhóm người "coi trời bằng vung này"?

Đáng chú ý là một thanh niên mặc áo khoác xám đen cầm micro (loại chuyên dùng để karaoke) gọi hành vi tưởng niệm các liệt sĩ Trường Sa ở tượng đài vua Lý Thái Tổ là "xúc phạm anh linh vua Lý". 

Thanh niên này còn nhầm lẫn 64 liệt sĩ hy sinh 1988 với 74 tử sĩ VNCH tử trận năm 1974. 

Thanh niên này đi cùng với bà Silvia Vũ Hà, người từng cầm chai nước che ống kính của phóng viên AFP và làm rối loạn buổi tưởng niệm Chiến tranh biên giới ngày 17-2-2017. 

Cũng thanh niên này 2 năm về trước mặc áo Dư luận viên cầm cờ đảng cộng sản, cùng với Hoàng Thị Nhật Lệ, Nguyễn Văn Tưởng (Ky Bo, Phích Nước Nóng (Bách), Đỗ Anh Minh... hát vang "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng" trong ngày các liệt sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh ở Trường Sa dưới họng súng của Trung Quốc. 

Báo Giáo dục Việt Nam sau đó gọi những người này là "những kẻ vong ân bội nghĩa", còn Giám đốc công an Hà Nội khi đó là thiếu tướng Nguyễn Đức Chung xác nhận những kẻ này không phải là người của công an hay tuyên giáo và hứa sẽ điều tra để xử lý. 

Vậy thì các ông đã điều tra làm sao, thế nào để 2 năm sau cũng những người này, đúng ngày 14-03 này lại tiếp tục quậy phá?!

Nếu chính quyền Hà Nội không xử lý nhóm người này thì e sẽ gây ra sự hoang mang trong lực lượng công an, quân đội khi cha anh họ hy sinh cho tổ quốc nhưng lại bị lãng quên, thậm chí bị nhóm DLV phá rối.

Hà nội bảo kê cho mafia Trịnh văn Quyết ?

Ai bảo kê cho Trịnh Văn Quyết xây tòa nhà 18 tầng không phép, lừa bán cho người dân hàng ngàn tỷ đồng?

Chỉ một cái chòi vịt 35m2 mọc lên không xin phép đã có tới 15 cơ quan ở TP.HCM tham gia, với 10 quyết định của các cơ quan có thẩm quyền đề nghị truy tố hình sự tội danh xây nhà trái phép. Nực cười thay, ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội – nơi tập trung các cơ quan đầu não của đất nước, người ta vẫn ngang nhiên xây dựng trái phép tòa cao ốc sừng sững lên tới 18 tầng bất chấp chính quyền sở tại nhiều lần lập biên bản vẫn không có dấu hiệu dừng lại. Đúng là ở Việt Nam, công lý chỉ như một diễn viên hài…

Cứ tưởng sai phạm của chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực là ghê gớm ở Thủ đô, nào ngờ “đẳng cấp” của ông chủ FLC Trịnh Văn Quyết còn vượt xa hơn rất nhiều. Dự án FLC Garden City ở phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), do Công ty CP Đầu tư Địa ốc ALASKA, một thành viên của Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư đã minh chứng cho điều đó.

Hiện dự án FLC Garden City (Đại Mỗ) mới được Sở Xây dựng Hà Nội cấp phép xây dựng đối với tòa nhà HH02. Nhưng chủ đầu tư lại cho thi công tòa nhà HH01 đến tầng 17, máy móc, công nhân hoạt động hết công suất, không có dấu hiệu ngừng nghỉ, còn tòa nhà HH02 được chủ đầu tư cho tạm “ngủ đông”.

Am hiểu về luật pháp, doanh nhân gốc luật đang chễm chệ thách thức các cơ quan chức năng Hà Nội bằng dự án xây dựng trái phép

Tòa nhà HH01 được phê duyệt là nhà ở xã hội, nhưng FLC đã cho mình cái quyền tự ý thay đổi mục đích sử dụng. Không những vậy FLC đã tự cho mình cái quyền được phép thi công đến 17 tầng mà không thèm đếm xỉa đến sự quản lý giám sát của chính quyền cấp sở tại. Khi thi công chưa xin cấp phép xây dựng của Sở Xây dựng Hà Nội. Với ý đồ đẩy các cấp chính quyền vào thế đã rồi, và đến lúc “tặc lưỡi” bỏ qua?

Theo đó, dự án được UBND huyện Từ Liêm (trước đây) phê duyệt, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 tại Quyết định số 5979/QĐ-UBND ngày 06/07/2011 và UBND quận Nam Từ Liêm chấp thuận điều chỉnh phương án kiến trúc sơ bộ dự án tại Văn bản số 1537/UBND-QLĐT ngày 20/10/2015.

Dự án có quy mô 7,895 ha với tổng mức đầu tư là 3.500 tỷ đồng. Dự án này gồm khu nhà liền kề, biệt thự và chung cư cao tầng. Khi đó, để giảm thủ tục cho doanh nghiệp, khu nhà liền kề, biệt thự, theo quy định được miễn giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, đối với khu nhà cao tầng phải có giấy phép xây dựng.

Tuy không có giấy phép xây dựng nhưng tòa nhà HH01 được Công ty Cổ phần Xây dựng Faros một thành viên khác của Tập đoàn FLC, nổi danh với cái tên rất kêu: “Ông vua tốc độ thi công lên sàn”, thi công rất nhanh.

Ngày 29/02/2016, Công ty Alaska đã gửi thông báo đến cơ quan chức năng về việc khởi công xây dựng công trình hạng mục thấp tầng và hạ tầng thuộc khu chức năng đô thị Đại Mỗ – giai đoạn 1. Trong thông báo ghi rõ giấy phép xây dựng: Công trình thuộc diện miễn phép xây dựng.

Tuy nhiên, đến ngày 07/3/2016, Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm đã xuống kiểm tra, lập biên bản số 29/BB-VPHC về việc vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm. Cụ thể, chủ đầu tư dự án đã có hành vi sai phạm là xây dựng không phép, đang thi công tầng hầm khu vực HH-01; Đang thi công khoan cọc nhồi đại trà khu vực HH-02.

Trước sai phạm trên, Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm không những không cưỡng bức ngừng thi công mà còn “ưu ái” yêu cầu chủ đầu tư dự án hoàn thiện hồ sơ, giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản. (?!!!)

Ngày 08/07/2016, Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm lại tiếp tục lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công công trình vi phạm số 132/BB-VPHC với hành vi tái vi phạm. Khi đó, khu HH01 đang thi công ở tầng số 9.

Biên bản xử lý vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm do Đội Thanh tra xây dựng lập đối với Công ty Alaska.

Do công trình này tiếp tục được xây dựng nên ngày 3/10/2016, Đội Trật tự xây dựng quận Nam Từ Liêm đã lập biên bản số 196/BB-VPHC với hành vi tái vi phạm. Ngày 3/12/2016, Tổ công tác quản lý đất đai trật tự xây dựng phường Đại Mỗ đã lập biên bản khi công trình HH-01 thi công không phép ở tầng 16.

Tiếp đó, ngày 09/01/2017, UBND quận Nam Từ Liêm, UBND phường Đại Mỗ đã ra quyết định số 02/QĐ-TGTVVP về việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với Công ty AlasKa. Lý do tạm giữ là do công ty này không chấp hành những yêu cầu của UBND phường Đại Mỗ tại Quyết định số11/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tạm giữ gồm 03 xe cải tiến chở vật liệu xây dựng cũ đã qua sử dụng.

Được biết, trước đó phía Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm đã phạt tổng cộng là 120 triệu đồng đối với chủ đầu tư. Trong đó, 80 triệu đồng là hành vi xây dựng không phép ở tòa HH-01, 40 triệu đồng đối với việc xây dựng tòa HH-02.

Ngày 20/02/2017, trao đổi với phóng viên, ông Chu Văn Đức, Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm cho hay: “Hiện nay chúng tôi đã chuyển toàn bộ hồ sơ về việc sai phạm của Công ty Alaska đến Sở Xây dựng rồi, mọi việc xử lý phải chờ cơ quan cấp trên”.

Như vậy, có thể thấy chủ đầu tư Dự án khu chức năng đô thị Đại Mỗ là Tập đoàn FLC, trực tiếp là Trịnh Văn Quyết, đã quá coi thường pháp luật, từ một dự án chưa được cấp giấy phép xây dựng nhưng đến nay đã cho xây lên đến 18 tầng việc này khiến không ít người dân vô cùng bức xúc và phẫn nộ. Chưa kể, bất chấp dự án không phép, FLC vẫn tự cho bản thân quyền hợp tác với các sàn bất động sản để rao bán căn hộ thương mại trái phép, coi thường pháp luật và khách hàng khi không thể đảm bảo cho người mua quyền sở hữu hợp pháp.

Phiếu thu cho thấy hoạt động mua bán, đặt cọc các căn hộ tại tòa nhà HH01 thuộc dự án FLC Garden City vẫn đang diễn ra, bất chấp việc tòa nhà này vẫn chưa được cấp phép xây dựng

Rồi đây, ai sẽ bảo vệ quyền lợi của các khách hàng mua nhà của FLC khi chính bản thân dự án đang tồn tại trái phép, gây chướng tai gai mắt người dân và chính quyền sở tại, có thể bị cưỡng chế đập bỏ bất cứ lúc nào? Nghe nói, dự án đang được rao bán rầm rộ trên các sàn giao dịch với hàng trăm căn nhà, giúp Trịnh Văn Quyết thu về hàng nghìn tỷ đồng? Nếu dự án bị cưỡng chế thu hồi, số phận những khoản tiền mua nhà của người dân có được hoàn trả hay cũng chỉ là giấy tờ mua bán thiếu căn cứ, tiền mất tật mang? Giá trị một căn nhà vài tỷ đồng đối với người đàn ông “vàng” này chỉ bé như cái móng tay, nhưng với người dân lao động thì đó là cả một gia tài dành dụm. Đạo đức kinh doanh của Tập đoàn FLC, cụ thể là Trịnh Văn Quyết, ở đâu?

Phía sau những buổi lễ động thổ, khởi công hoành tráng của những dự án nhiều tỷ đồng là chân dung một FLC coi thường luật pháp. Khi họ tự cho mình cái quyền thi công không cần giấy phép xây dựng, mặc cho các quyết định đình chỉ ban hành, FLC vẫn cho thi công lên tầng, nâng chiều cao công trình ngay trước mắt các cấp chính quyền sở tại và thành phố Hà Nội. Kỳ lạ thay mỗi quyết định đình chỉ thi công ban ra, là ngay lập tức FLC đáp lễ lại bằng việc tổ chức cho thi công rầm rộ công trình được nâng lên vài tầng.

Đại diện cho mối liên kết QUYỀN – TIỀN tại Thanh Hóa đang đẩy người dân vào cảnh khốn cùng. Việc này đang tái diễn tại Hà Nội?

Như vậy, sự thách thức và coi thường pháp luật của FLC Garden City hay nói đúng hơn là phong cách làm việc “bừa, ẩu” của Tập đoàn FLC thể hiện rất rõ. Bất chấp các cấp chính quyền ra quyết định đình chỉ thi công, xử phạt hành chính… yêu cầu khắc phục hậu quả, chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện đúng các quy định của Pháp luật nhưng Công ty cổ phần đầu tư Địa ốc Alaska thuộc Tập đoàn FLC vẫn bỏ ngoài tai, tự tung tụ tác, coi trời bằng vung, tự mình cho quyền đứng ngoài Pháp luật. Phải chăng tinh thần 8B Lê Trực đang được UBND quận Nam Từ Liêm bỏ qua với sai phạm của FLC? Hay một lần nữa, Trịnh Văn Quyết đang chứng minh quyền lực của mình ngay chính tại trung tâm đầu não của đất nước? Một Trịnh Văn Quyết tươi cười khoác vai Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đã khiến người dân lạnh tóc gáy với những chiêu trò sau mối liên kết TIỀN – QUYỀN, đẩy người dân vào cảnh đường cùng. Nay mối liên hệ đó lại đang diễn ra ngay chính Thủ đô Hà Nội sao?

Thiên Anh

TKV gây thảm họa bằng bùn đỏ Bộ xit

Các lỗ hổng trong thiết kế hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên.[10/11/10]
Trên các phương tiện thông tin đại chúng cho biết Đoàn công tác hỗn hợp của Quốc hội vừa mới đi khảo sát thực địa dự án bô xít ở Tân Rai, khi làm việc, có một số ý kiến khẳng định sự an toàn của hồ bùn đỏ và hiệu quả kinh tế của dự án bô xít!?. 

CÁC LỖ HỔNG TRONG THIẾT KẾ HỒ BÙN ĐỎ TÂY NGUYÊN 

 

Tô Văn Trường

 

 

Lũ bùn đỏ tràn ngập vùng rừng rộng lớn

Trên các phương tiện thông tin đại chúng cho biết Đoàn công tác hỗn hợp của Quốc hội vừa mới đi khảo sát thực địa  dự án bô xít ở Tân Rai, khi làm việc, có một số ý kiến khẳng định sự an toàn của hồ bùn đỏ và hiệu quả kinh tế của dự án bô xít!?.  

Chúng ta đều rõ trước khi quyết định đầu tư vào bất cứ dự án thuộc ngành nào cũng phải xem xét có thuộc danh mục ưu tiên nằm trong quy hoạch hay không. Trong quy hoạch phải có đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Từ đó, đi sâu vào việc đánh giá tổng thể của dự án về hiệu quả kinh tế, đánh giá tác động môi  trường của dự án (ĐTM), xem xét các yếu tố về chính trị xã hội, văn hóa, kỹ thuật, công nghệ, an ninh quốc phòng vv… Đối với dự án lớn ảnh hưởng có tính chất quốc gia, liên vùng cần tham vấn sự  đồng thuận của các cấp có thẩm quyền và người dân. 

Mục đích của hồ chứa thủy lợi giống như hồ chứa bùn đỏ, có nghĩa là người ta xây đập bằng bê tông hoặc đất đá, có dung tích để chứa nước hoặc bùn đỏ. Khác nhau ở chỗ áp lực, hồ thủy lợi chứa nước, dung trọng của nước 1 tấn/m3, còn hồ bùn đỏ dung trọng bùn khoảng 1,4-1,5 tấn/m3 , có chất độc hại, ăn mòn nguy hiểm đến môi trường nên phải thiết kế độ an toàn cao hơn hồ thủy lợi. Hồ thủy lợi thường có xả tràn, nước mặt hồ bốc hơi nhanh hơn. Nước chứa trong hồ bùn đỏ chủ yếu gồm dung dịch kèm theo bùn đỏ và nước mưa mang tính kiềm cao. Hiện nay, không ai biết thành phần hóa học của bùn đỏ Tây Nguyên nên khi tính toán vẫn phải giả định giống như tính chất bùn đỏ của công ty Quảng Tây Trung Quốc. Nguy cơ thấy rõ là hồ chứa bùn đỏ về lâu dài, do tác dụng của các vi lượng độc tố sẽ ăn mòn lớp vải địa kỹ thuật, dòng chảy thấm sẽ đi xuống lòng đất ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Khi thiết kế hồ thủy lợi hay hồ bùn đỏ đều phải tính  ổn định kết cấu như trượt, lật, lún trong điều kiện bình thuờng cũng như có động đất. Tính ổn định thấm qua thân đập, thấm nền, riêng đối với hồ bùn đỏ còn phải tính thêm ổn định do ăn mòn. 

Hồ bùn đỏ có an toàn hay không,  phải đọc, nghiên cứu sâu về hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế thi công, đối chiếu với thực địa, phân tích đánh giá đưa ra các bằng chứng cụ thể trên cơ sở khoa học và thực tế. Qua nghiên cứu thiết kế kỹ thuật Dự án nhà máy Alumin thuộc tổ hợp bauxit-nhôm Lâm Đồng của Công ty trách nhiệm hữu hạn công trình quốc tế ngành nhôm Trung Quốc, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến thiết kế hồ bùn đỏ và bài toán kinh tế của dự án. Tuy hồ chứa bùn đỏ ở đây không phải là đập cao, nhưng lại chứa dung dịch độc hại nên phải được thiết kế theo tiêu chuẩn đặc biệt. Bùn đỏ là chất lỏng có dung trọng lớn hơn nước, áp lực lên đập lớn hơn áp lực nước, gần bằng áp lực đất, cho nên không thể tính ổn định như đập chứa nước.  Theo tôi, hồ sơ thiết kế hồ bùn đỏ quá sơ sài: Không có tính toán ổn định, hình vẽ chỉ là sơ đồ chứ không phải là bản vẽ kỹ thuật, ngay vẽ mái đập cũng sai, ghi mái đập là 1:3 mà hình vẽ lại thể hiện mái 1:1.  Trong báo cáo thiết kế đập cho biết đây là loại đập đất đá hỗn hợp nhưng không trình bày tính lún, tính trượt và không cho biết hệ số an toàn là bao nhiêu nên không có cơ sở khoa học để khẳng định hồ bùn đỏ an toàn.  Về thủy văn, xin lưu ý năm 1999 đã có trận mưa lớn nhất 325 mm/ngày. So sánh với cách tính trong hồ sơ thiết kế hồ bùn đỏ cho tần xuất 2%, trong khi chúng ta lại chưa có quy phạm thiết kế hồ bùn đỏ. Cần phải tính toán xem xét lại cẩn thận tần xuất thiết kế mưa vì điều kiện khí hậu ngày càng bất lợi, nạn phá rừng, lượng mưa sẽ biến đổi mạnh về cường độ theo cả không gian và thời gian. Hồ sơ thiết kế thi công  về  phần địa chất càng sơ sài, thiếu rất nhiều so với quy phạm thiết kế của Việt Nam. Ngay việc chọn màng địa kỹ thuật (geomembrane) dày 1,5 mm, tính ra lượng thấm lớn nhất ở trạng thái bình thường là 7.04x10-6m3/s tức là 0,61 m3/ngày đêm là không thể chấp nhận đối với an toàn của hồ bùn đỏ. Với lượng thấm lớn như thế này chỉ sau một thời gian, chất kiềm trong bùn đỏ sẽ xúc tác thúc đẩy nhanh  hơn quá trình phân hủy của lớp màng địa kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm xung quanh khu vực. Theo tài liệu của chuyên gia Pháp, cũng như của GS Trần Văn Trị ở hố khoan 21 (Đắc Nông) phát hiện ra 2 nguyên tố phóng xạ trong các vỏ phong hóa tạo nên bô xít là Uran (U) và Thri (Th) chưa được xem xét trong đánh giá tác động môi trường vv…Để hồ bùn đỏ có thể gọi là an toàn cần phải bổ sung rất nhiều trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật cũng như hồ sơ thiết kế thi công. Càng tăng mức độ đảm bảo an toàn của hồ chứa bùn đỏ thì càng giảm hiệu quả kinh tế của dự án.   

Các hồ chứa ở Việt Nam đã bị  vỡ xảy ra ở rất nhiều nơi, đặc biệt  trong các mùa bão lũ do nhiều nguyên nhân như thiết kế, thi công, vận hành bảo dưỡng vv…mặc dù khi thiết kế bao giờ chủ đầu tư cũng khẳng định là an toàn. Ngay hồ chứa nước Nam Du ở Kiên Giang để cung cấp nước sinh hoạt sử dụng vải địa kỹ thuật chống thấm ở đáy hồ, thiết kế an toàn theo lý thuyết nhưng khi vận hành không giữ được nước, phải thiết kế, thi công lại. Mới đây, đêm 5/11/2010  bùn thải có mầu đỏ tấn công hàng trăm hộ dân xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng vùi lấp hàng chục ha ruộng lúa, hoa màu, tràn vào làm ngập số nhà dân do sự cố vỡ đập chắn nước thải tuyển quặng của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng, thị xã Cao Bằng. Ở nước ta từ thập niên 80  đã tuyển luyện pyrite (FeS2) ở Phú Thọ, Hà Sơn Bình để lấy lưu huỳnh làm superphotphat Lâm Thao. Đến năm 1992 thấy ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và chi phí sản xuất quá tốn kém, sản phẩm làm ra còn đắt hơn rất nhiều so với nhập khẩu nên nhà nước đã  đình chỉ khai thác pyrite.  Đó là những bài học kinh nghiệm qúy báu đối với những người có trách nhiệm về dự án bô xit Tây Nguyên. 

Trong nguyên tắc đánh giá dự án, có hai phân tích cần được xem xét: (1) Phân tích tài chính gồm đánh giá lợi ích của dự án đối với chủ đầu tư, trong trường hợp này là Tập đoàn kinh tế than khoáng sản Việt Nam (TKV và (2) Phân tích kinh tế đánh giá lợi ích của dự án đối với quốc gia. Về cơ bản, hai phân tích này bao gồm trong phân tích dòng tiền một số hạng mục chi phí chung và riêng. Ví dụ, trong phân tích tài chính có xem xét các loại thuế như là một hạng mục chi phí, tuy nhiên trong phân tích kinh tế thì thuế không được xem xét, vì bản chất của thuế là một khoản chuyển giao (transfer payment) giữa các bên trong một quốc gia. Ngoài ra, các chi phí mà TKV không trả nhưng nhà nước vẫn phải đầu tư hay các chi phí ngoại ứng (môi trường và xã hội) cũng phải được bao gồm trong phân tích kinh tế. Trong dự án bô xít, rõ ràng phân tích kinh tế quan trọng hơn rất nhiều so với phân tích tài chính. Trong trường hợp điều chỉnh thuế chẳng hạn, có thể đem lại lợi nhuận cho TKV nhưng không có tác động gì đến kết quả phân tích kinh tế. Vì vậy, để xét đến hiệu quả kinh tế của dự án bô xit cần nói rõ là hiệu quả đối với chủ thể nào, TKV hay Quốc gia. Vì nếu nó chỉ làm lợi cho một đối tượng trong quốc gia (phân tích tài chính đạt hiệu quả cho TKV) nhưng phân tích kinh tế không hiệu quả (Quốc gia không có lợi) thì cũng cần phải dừng dự án.

Tuy chưa được đọc tài liệu tính toán kinh tế dự án của TKV nhưng có thể nhận biết được qua phát biểu của những người trong cuộc. Trong buổi đối thoại trên VnExpress, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) phát biểu “Việc tăng vốn đầu tư ảnh hưởng không nhiều đến hiệu quả kinh tế dự án (tăng 25% vốn đầu tư, IRR chỉ tăng 7,12%). Về thuế xuất khẩu alumin có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế của dự án do 100% sản phẩm alumin dự kiến xuất khẩu. Nếu thuế xuất khẩu giảm xuống mức 10%, IRR giảm 12%.”  Cách tính của ông Quân có sự nhầm lẫn, và nói ngược với quy luật kinh tế bởi vì vốn đầu tư tăng thì IRR sẽ giảm và thuế giảm thì IRR sẽ phải tăng. NPV là giá trị hiện tại thuần (net present value) hay nói rõ hơn là giá trị hiện tại của thu nhập nhận được do xuất khẩu alumina  trừ đi toàn bộ chi phí cho dự án, từ chi phí đầu tư trong quá trình sản xuất đến chi phí sản xuất và chi phí thương mại và vận tải đưa hàng xuống tầu, kể cả thuế đóng cho nhà nước.  Để tính hiệu quả dự án người ta thường dùng tỷ lệ hoàn vốn nội tại(internal rate of return) gọi tắt là IRR chính là mức lãi suất chiết khấu được chọn làm sao để NPV bằng 0. Tiêu chuẩn để chọn làm hay không làm một dự án là so sánh IRR của nó với lãi suất sử dụng đồng vốn trên thị trường, cao hơn thì chấp thuận, thấp hơn thì từ chối không làm dự án. 

Riêng về công thức tính IRR 

          NPV = SUM từ 1 đến n [(Cn / (1+r)lũy thừa n]= 0

r là IRR, Cn là dương nếu là thu nhập ròng mỗi kỳ n, âm nếu là chi (như chi vốn đầu tư) mỗi kỳ n. Như vậy vốn đầu tư tăng vào điểm k thì Ck âm. Nếu vốn đầu tư tăng (âm lớn) thì thu nhập sau khi đưa về giá hiện tại phải lớn lên thì NPV mới 

bằng 0 được. Như thế r sẽ phải nhỏ đi.  Công thức trên cho thấy khi một dự án tính ra một IRR nào đó, thì nếu tính toán lại thấy cần phải tăng vốn thì IRR nhất định phải nhỏ đi. Thí dụ nếu bây giờ dự án khai thác bô xít bị bắt buộc phải bỏ vốn tự xây đường vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm thì tất nhiên IRR sẽ giảm hẳn. Xin lưu ý TKV là toàn bộ công thức nói trên là không có lạm phát. Nếu có lạm phát, thay đổi từng thời kỳ, thì vấn đề tính toán sẽ phức tạp hơn rất nhiều, và tính sai có thể rất lớn khi không dự đoán được lạm phát trong tương lai.

Theo kiểm định của TS Nguyễn Vạn Phú văn bản tính hiệu quả kinh tế  của Bộ trưởng Bộ Công thương năm ngoái lựa chọn giá bán alumin bình quân cho cả giai đoạn tồn tại của dự án là 362 USD/tấn. Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) là 11,4% (Tân Rai) và 10,6% (Nhân Cơ).Trong khi đó, cáccon số mới đây lại rất khác, giá bán khi thì tính là 315 USD/tấn alumin (Dự án Lâm Đồng) và 330 USD/tấn alumin (Dự án Nhân Cơ) khi thì đưa ra giá trung bình để tính toán hiệu quả là 335 USD/tấn; khi thì dựa vào dự báo lên đến 340-650 USD/tấn trong giai đoạn 2011-2020; khi thì đưa ra giá bán bình quân thực tế của năm 2010 chỉ là 210 USD/tấn, IRR của Nhân Cơ nay chỉ còn là 8,24%. Như vậy, độ tin cậy về kinh tế của dự án rất thấp. 

Theo tôi hiểu, việc đưa ra các kịch bản giá khác nhau cho giá xuất khẩu là cần thiết để phân tích, nhưng phải được trình bày minh bạch. Hơn nữa, cũng phải minh bạch toàn bộ các giả định mà Bộ Công thương sử dụng. Thí dụ, cần xác định cho rõ là chi phí có tính đến phí thương nghiệp và vận chuyển cho đến lúc đưa hàng lên tầu chưa? Hay cách tính là dựa vào đồng USD tương đối ổn định hay đồng VN rất mất ổn định vì đang phải đối phó với lạm phát cao? Hay chi phí hoàn thổ có đưa vào tính toán không và ở mức độ nào?  Ở các nước tiên tiến, ngay cả khi nhà máy hết tuổi thọ vẫn phải lo phí tổn duy trì môi trường, đặc biệt là dự án có hồ bùn đỏ. 

Nếu là một công ty tư nhân chỉ biết làm lợi nhuận cho chính mình thì lấy tiền công ty thu được hàng năm trừ đi chi phí (kể cả chi phí đầu tư) rồi đưa về giá trị hiện tại thì biết được lời hay lỗ và nếu lãi thì tỷ lệ lợi nhuận là bao nhiêu. Nếu là một dự án quốc gia như dự án bô xít Tây Nguyên  thì phải tính thêm chi phí xây dựng đường xá vận chuyển sản phẩm và các công trình công cộng khác kể cả các chi phí bảo vệ môi trường phục vụ dự án mà TKV không phải trả trong suốt thời gian hoạt động. Chi phí xã hội này cũng tính theo phương pháp NPV như trên. Tỷ lệ lời/lỗ của dự án khi tính  sẽ so với tỷ lệ lời khi làm đất cho các mục đích sản xuất khác như trồng cà phê, cây công nghiệp  vv…Lưu ý là khi tính, phải tính trên cơ sở hiện nay, các kịch bản với giá bô xít khác nhau  trong tương lai trên thị trường thế giới. Người ta chỉ làm khi kịch bản tệ nhất cũng làm ra lãi hoặc lãi rất thấp nhưng xác suất là kịch bản này xảy ra rất thấp. Hiện nay, Bộ Công thương thì bảo lãi, nhiều chuyên gia kinh tế và các nhà nghiên cứu cho rằng nhiều tiêu chí, chỉ số chưa được đưa vào bài toán kinh tế của dự án bô xít, một vài số liệu của TKV đưa ra viển vông, vô hồn,  do đó, Bộ Công thương cần công bố chi tiết toàn bộ tính toán để vấn đề có thể được đánh giá một cách khách quan và minh bạch

Một  bài toán chỉ có lời giải chính xác khi mà các tham số được đưa vào tính toán đầy đủ.  Liên hợp quốc (UN) còn đưa ra một tiêu chí rất quan trọng là đảm bảo phát triển bền vững của dự án cho những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tại sao ở mức độ UN mà họ lại quan tâm đến các quốc gia như vậy mà chính tại quốc gia mình thì tiêu chí này lại bị xem nhẹ!? 

Tôi đã viết nhiều bài báo về dự án bô xít Tây Nguyên dưới các góc nhìn khác nhau thể hiện rõ quan điểm nhất quán của mình từ khi còn đang làm công tác quản lý Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền nam, cho đến lúc chuyển sang chuyên gia tư vấn độc lập. Bô xít nên để dành cho thế hệ sau, khi có đầy đủ khoa học công nghệ cao sẽ khai thác xử lý hiệu quả nhất, còn nếu nhất quyết đòi làm thí điểm,  phải đặt nhà máy ở gần cửa biển vừa kinh tế (không phải chuyển vật liệu như xút, than và vôi lên nhà máy nếu đặt ở Tây Nguyên), vừa an toàn hơn về mặt bảo vệ môi trường. 

Tàn phá Tây Nguyên quá đủ rồi, xin đừng tiếp tục lãng phí tiền thuế của nhân dân vàò dự án không hiệu quả về kinh tế, bất an về xã hội, ô nhiễm về môi trường. Tôi đồng tình, chia sẻ với ý kiến của GS Đặng Vũ Minh Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ & Môi trường của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc của đoàn hỗn hợp khi đi kiểm tra thực địa hồ bùn đỏ ở Tân Rai vừa qua “Để đi đến thực hiện dự án cần có đảm bảo đủ cơ sở pháp lý, phù hợp với các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, và hiệu quả về kinh tế mang lại. Do vậy, chúng ta cần phải phân tích, tính toán,  đánh giá dự án trên cơ sở khoa học đảm bảo độ tin cậy cao, thì mới có thể thực hiện dự án được. Điều quan trọng nhất là nhận được sự đồng thuận của nhân dân.”  

Chỉ có những người đầu óc rất lãng mạn, tâm trí luôn bay bổng  hoặc trình độ “quan trí” tư duy nhiệm kỳ mới dám khẳng định dự án bô xít là hiệu quả về kinh tế và đem lại phát triển bền vững cho Tây Nguyên và Việt Nam. Hy vọng trong tương lai gần, các nhà quản lý sẽ lưu tâm đến việc phát triển bền vững để tránh tình trạng quá muộn, khi mà chi phí  để tái hiện lại nguyên trạng là rất lớn (mà cũng chẳng bao giờ làm được hoàn hảo giống như bát nước đã bị đổ thì khó mà thu lại được) và dẫn tới nước ta đã nghèo thì lại càng nghèo thêm do các bất cập trong đầu tư và phát triển nóng. Cần phải tạm dừng dự án, thành lập đoàn chuyên gia độc lập để đánh giá lại tổng thể toàn bộ dự án bô xít vì đấy là Ý DÂN - LÒNG DÂN.    



Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng

Biểu tình tại Đài Loan phản đối Formosa và chính quyền Việt Nam

ĐÀI LOAN: 
GIỚI TRẺ & LUẬT SƯ NGƯỜI VIỆT TỔ CHỨC HỌP BÁO - XUỐNG ĐƯỜNG PHẢN ĐỐI FORMOSA - PHẢN ĐỐI CHÍNH QUYỀN CSVN DÙNG BẠO LỰC ĐÀN ÁP NGƯỜI DÂN


Sáng nay, thứ 4 ngày 15/3/2017, tại văn phòng kinh tế Việt Nam Đài Bắc (Đài Loan), đông đảo các bạn trẻ người Việt  cùng Đoàn luật  sư môi trường và các tổ chức xã hội dân sự ở Đài loan... tổ chức một cuộc họp báo và biểu tình, lên quan đến các vấn đề của cty Formosa.

Các bạn trẻ đã chuẩn bị nhiều băng rôn, khẩu hiệu phản đối Formosa huỷ diệt môi trường, gây hại cho sức khoẻ tính mạng người dân và phản đối chính quyền CSVN bao che, dùng bạo lực đối với dân Việt Nam lên tiếng yêu cầu khởi tố, phản đối Formosa.  

Đặc biệt, sự kiện ngày 14/2, người dân đi nộp đơn kiện Formosa bị chính quyền  đàn áp cũng được các bạn trẻ lên tiếng phản đối.

Những thông điệp mạnh mẽ từ cuộp họp báo bên trong và biểu tình bên ngoài Văn phòng Kinh tế Việt Nam Đài Bắc, thu hút sự chứng của đông đảo bao chí truyền thông và người dân, du khách... 

Đây là biệc làm thiết thực của tuổi trẻ người Việt ở Đài Loan, luôn hướng về nhân dân Miền Trung khốn khổ vì kẻ huỷ diệt môi trường Formosa; đồng hành cùng nhân dân cả nước đứng lên đòi quyền SỐNG, quyền TỰ DO và phát triển an toàn cho con cháu hậu sinh - giống nòi dân tộc Việt. 

(Tin và hình của Đặng Hùng, gửi trực tiếp từ Đài Bắc)

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Liên minh ma quỷ tại Thanh hoá .

LIÊN MINH MA QUỶ CỦA BÍ THƯ THANH HÓA TRỊNH BĂN CHIẾN & TRỊNH VĂN QUYẾT TẬP ĐOÀN FLC ĐẨY DÂN VÀO CUNG QUẪN

Quyết – Chiến: cặp đôi “bạc tỷ” của Việt Nam. Người thì trở thành tỷ phú USD thứ hai Việt Nam. Người không kém cạnh với khối tài sản khổng lồ, chỉ tính riêng số tiền cung phụng bồ nhí đã lên đến vài trăm tỷ

Mời xem Video: Hotgirl Xứ Thanh - Trịnh Văn Chiến.

Để tạo ra khối tài sản khổng lồ, Trịnh Văn Quyết Tập đoàn FLC và Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nhiều lần liên kết lập kế hoạch “mua đất” của dân với giá rẻ mạt, rồi bán lại với mức sinh lời gấp 50-60 lần, hút máu của hàng vạn dân nghèo, đẩy họ vào cảnh khốn quẫn khi nhà mất, sinh kế không còn. Đau đớn thay, dân càng nghèo, càng đi vào đường cùng thì liên minh này lại không ngừng bỏ túi khối tài sản kếch xù, một tay thì trở thành tỷ phú đô la thứ hai Việt Nam, một tay thì vung tiền cung phụng cho bồ nhí lên đến vài trăm tỷ đồng, tất nhiên, đó chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm.

Trịnh Văn Quyết – một luật sư nghèo nhưng biết thời thế, vung tiền tạo dựng chút quan hệ với giới quan chức địa phương và nhanh chóng vụt sáng thành tỷ phú đô la thứ 2 của Việt Nam, nắm trong tay khối tài sản lên tới hơn 10.000 tỷ đồng nhờ các dự án BĐS rải rác khắp nhiều tỉnh ven biển. Tập đoàn FLC đi đến đâu, dân rơi vào cùng quẫn đến đó, đặc biệt là ở Thanh Hóa. Tất nhiên, phải kể công lớn nhất là Bí thư Trịnh Văn Chiến. Nếu không có ông, ai sẽ thay Quyết cưỡng chế dân, cướp đất, cấm biển, thậm chí cả mồ mả dòng họ tổ tiên cũng không nằm yên. Ai sẽ dốc lòng tạo điều kiện cho Quyết mua đất của dân với giá rẻ mạt rồi quy hoạch bán lại với giá cao gấp 50-60 lần?

Cặp đôi Quyết – Chiến xem ra phối hợp khá ăn ý. Nếu Bí thư Trịnh Văn Chiến có “quyền sinh quyền sát” đối với sự phát triển của toàn tỉnh Thanh Hóa, lấy đất ở đâu, cho nhà đầu tư nào, bán giá bao nhiêu đối với ông dễ như trở bàn tay. Thì Trịnh Văn Quyết lại là một tay buôn lại sành sỏi, chỉa mục tiêu vào các khu BĐS và du lịch nghỉ dưỡng tiềm năng. Không phải tự nhiên mà bạc tỷ nối đuôi nhau chạy vào túi nếu Quyết – Chiến kinh doanh bất động sản “hiền lành” như cả triệu người khác và làm việc mẫn cán. Họ có chiêu, tay phải họ cầm gươm đi “mua đất” với giá rẻ mạt, tay trái họ ban hành các văn bản quy định về thu hồi đất, “hợp thức hóa” bằng cái gọi là đề án quy hoạch và phát triển tỉnh, che chắn mọi chống đối của người dân hay những phát hiện gian trá do truyền thông khui ra. Họ biết ăn và biết chia. Họ thành công vì đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.

Dân kéo đến trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa biểu tình phản đối

Doanh nghiệp sân sau của Bí thư Thanh Hóa

Để làm rõ khối tài sản của Bí thư Trịnh Văn Chiến có nguồn gốc từ đâu và khổng lồ như thế nào? Quả thật không phải dễ.

Theo những tài liệu thu thập được, việc làm đầu tiên của ông Trịnh Văn Chiến sau khi bỏ ra số tiền 60 tỷ đồng để chạy lên chức Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2010 là: Ban hành các văn bản để thu hồi lại toàn bộ quỹ đất đai đô thị trên địa bàn TP Thanh Hóa và các mỏ trên toàn tỉnh Thanh Hóa về UBND tỉnh quản lý. Vì ông thừa biết, muốn làm giàu nhanh chóng thì chỉ có đất đai, mỏ… là siêu lợi nhuận để vơ vét.

Khi hàng chục ngàn hét ta đất đô thị, hàng nghìn mỏ đất đá, quặng sắt đã thu về tay mình, ông Chiến đã thực hiện các bước tiếp theo là quy hoạch lại thành các dự án bất động sản và cố tình chỉ định cho các DN sân sau – không cần đấu giá để chia lô bán nền cho dân giá lên đến hàng chục triệu đồng/m2, trong khi chỉ nộp thuế với cái giá “quá bèo” khiến cho ngân sách thất thu mỗi dự án hàng trăm tỷ đồng.

Chỉ cần điểm qua sơ qua vài dự án bất động sản tại Thanh Hóa như: 34 Ngô Từ; Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương, Tp Thanh Hóa; dự án Khu biệt thư cao cấp Quảng Cư, Sầm Sơn… Với diện tích hàng chục ha, những dự án bất động sản này đều nằm ở vị trí “đất vàng”, nhưng dưới bàn tay và sự phù phép của Trịnh Văn Chiến, khu đất vàng bị biến thành “giá bèo” khiến cho ngân sách thất thu hàng trăm tỷ đồng.

Từ năm 2010 đến nay, Tổng Công ty Anh Phát – một doanh nghiệp sân sau của ông Chiến có dính dáng đến 62 tỷ đồng tiền của Công ty xây lắp dầu khí PVC Thanh Hóa đang được điều tra có liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, đã được ưu ái cấp cho hàng trăm dự án “béo bở” thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng để chia chác. Cụ thể như: dự án cải tạo, xây dựng chính điện Khu di tích lịch sử Lam Kinh (tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng).

Tại KKT Nghi Sơn, Trịnh Văn Chiến trực tiếp cướp đất của doanh nghiệp và nhân dân để giao cho Tổng Công ty Anh Phát hàng nghìn ha mặt bằng, hàng chục mỏ đất đá, đất rừng. Doanh nghiệp này dưới sự bảo kê của ông đã trở thành “độc cô cầu bại” hoành hoành trong KKT Nghi Sơn: cho các nhà thầu nước ngoài thuê mặt bằng tập kết thiết bị máy móc với giá cắt cổ thu về hàng chục triệu USD, khiến cho nhà thầu uất ức; dự án Lọc hóa dầu bị chậm tín độ, gây thiệt hại cho các bên liên doanh hàng trăm triệu USD; dung túng cho Nhà máy nước Hồ Quế Sơn của Công ty Anh Phát – Sông Chu làm trái bất chấp sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, xây dựng từ tháng 10/2016, bóp nghẹt một doanh nghiệp khác trong tỉnh, đe dọa nguồn nước sạch của hàng ngàn hộ dân trong tỉnh và khu vực lân cận. Chưa kể, hàng đoàn xe tải chở đất đá của Anh Phát ngày đêm giày xéo khiến hệ thống đường 512 và các đường nhánh trong khu vực huyện Tĩnh Gia, KKT Nghi Sơn xuống cấp nghiêm trọng nhưng không bồi thường, đẩy gánh nặng cho ngân sách tỉnh.

Nói không ngoa khi chính Trịnh Văn Chiến và doanh nghiệp sân sau của ông đang bức tử dự án Lọc hóa dầu tại KKT Nghi Sơn

Khi còn là Chủ tịch UBND tỉnh, ông Chiến không ngừng “ưu ái” cho các doanh nghiệp sân sau là Anh Phát, Cty XD Miền Trung … ứng hàng nghìn tỷ đồng ngân sách phục vụ các dự án xây dựng cơ bản nhằm kiếm các quả đậm từ 10-20%/tổng vốn công trình. Thậm chí, có những công trình không thi công ông vẫn ký cho ứng vốn. Số dư vốn tạm ứng lớn, nhưng việc hoàn ứng chậm cho đến nay vẫn không thể quyết toán, không thể thu hồi lên đến cả nghìn tỷ đồng. Điển hình là dự án Đường giao thông QL 47 đi đường Hồ Chí Minh (141 tỷ), dự án đường Vành đai phía Tây TP Thanh Hóa (114 tỷ), Nâng cấp đường Hồi Xuân – Tén Tằn (164 tỷ), đường giao thông KKT Nghi Sơn (259 tỷ), đường Phù Nhi – Bản Chai (110 tỷ)…

Dẫn chứng cụ thể là Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương; 34 Ngô Từ, TP.Thanh Hóa… Đây là những dự án đã có mặt bằng tương đối “sạch”, thay vì UBND tỉnh Thanh Hóa phải tổ chức đấu thầu giá đất để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, thu tiền sử dụng đất về tối đa cho ngân sách thì ông Chiến đã ủy quyền cho cấp dưới ký ban hành các Quyết định tự lựa chọn nhà đầu tư và ấn định một giá đất rất ưu ái vào năm 2013, khi còn là Chủ tịch UBND tỉnh.

Với dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương – khu đất vàng, diện tích hơn 29.000m2 mà ngân sách nhà nước chỉ thu về 29 tỷ đồng tiền thuế. Trong khi DN mà ông chỉ định đã bán cho dân giá dao động từ 30-40 triệu đồng/m2. Như vậy ngân sách đã thất thu hàng trăm tỷ đồng từ dự án này là quá rõ.

Dự án 34 Ngô Từ, TP Thanh Hóa ông cũng làm điều tương tự. Tổng Công ty Anh Phát – một doanh nghiệp sân sau của ông và ông Nguyễn Văn Lợi, nguyên Chủ tịch UBND, Bí thư tỉnh ủy thanh Hóa. Đáng lẽ ra sau khi cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ông phải chỉ đạo cho đấu giá công khai để thu tiền tối đa về cho ngân sách. Ngược lại, ông cho doanh nghiệp phân lô bán nền 139 lô đất từ năm 2013 và ưu ái kéo dài thời gian hoàn thành nghĩa vụ thuế cho nhà nước và mãi đến cuối năm 2015 mới tính giá đất cho doanh nghiệp, với cái giá thấp bèo là 3,3 triệu/m2. Trong khi DN bán hết 139 lô cho dân từ năm 2013 với giá từ 12-18 triệu/m2.

“Trả lại biển Sầm Sơn” và tiếng kêu ai oán của người dân Thanh Hóa khi bị liên minh Quyết – Chiến bức bách

Nói đến các DN sân sau, ông thao túng, ưu ái ký cho Tổng Công ty Anh Phát hàng nghìn héc ta đất mặt bằng, hàng chục mỏ đất đá trong KKT Nghi Sơn. Ông cũng trực tiếp thò tay vào can thiệp để ép buộc các nhà thầu nước ngoài thi công dự án Lọc hóa dầu thuê lại với giá cắt cổ. Ông chỉ đạo cho Ban Quản lí KKT Nghi Sơn ban hành văn bản gửi đến các nhà thầu với nội dung: Trong KKT Nghi Sơn và Thanh Hóa, Nghệ An thì chỉ có DN Anh Phát mới có đủ năng lực về tài chính, phương tiện máy móc, mỏ đất đá, mặt bằng… để đáp ứng các điều kiện của nhà đầu tư. Việc làm này của ông đã gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, độc đoán khiến cho dự án Lọc hóa dầu chậm tiến độ đến nay còn chưa thể đưa vào vận hành, thiệt hại về vật chất cho các bên liên quan lên đến hàng trăm triệu USD.

Liên minh ma quỷ Quyết – Chiến hút máu, làm giàu trên mồ hôi xương máu của dân

Sự kiện hàng nghìn người dân, ngư dân Sầm Sơn tổ chức biểu tình hồi tháng 03/2016 để đòi lại bãi biển – bến thuyền neo đậu bám biển mưu sinh như một việc tức nước vỡ bờ khi dân không ngừng bị chèn ép. Chắc hơn ai hết, ông Chiến là người hiểu rõ tại sao dân lại bức xúc như thế?

Khi rước Trịnh Văn Quyết Tập đoàn FLC về Thanh Hóa đầu tư 5,5 nghìn tỷ đồng để đổi mới Sầm Sơn, người dân mặc dù đồng ý nhượng lại nhà cửa, ruộng vườn cho dự án mà ông Chiến khởi xướng. Nhưng ông lại “được đằng chân lân đằng đầu”, vì số tiền hàng triệu, chục triệu USD nhận của Trịnh Văn Quyết mà bất chấp luật lệ, đạo đức, tư cách của một lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa – lợi dụng Thường trực Tỉnh ủy ban hành văn bản “cướp nốt” vài km bờ biển Sầm Sơn còn sót lại, biến danh thắng này, các bến thuyền neo đậu của ngư dân trở thành tài sản của FLC thu lợi bất chính. Chưa kể, tiền thì ông và Trịnh Văn Quyết ăn chia, còn đoạn đường mấy trăm tỉ đồng phục vụ cho FLC thì ngân sách tỉnh hào phóng lấy tiền thuế của dân để chia, ông trả lời với người dân ra sao?

Quyết – Chiến “thân thiết” bên nhau trong mọi sự kiện.

Tấm ảnh chụp ông Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và đại gia Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC tươi cười trong một sự kiện khiến cho cả nước cay đắng. Cay đắng vì ông bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đang bị dư luận lôi ra ánh sáng vì cung cấp hàng trăm tỷ cho bồ nhí Trần Vũ Quỳnh Anh. Còn ông Trịnh Văn Quyết, chủ nhân ông với các “siêu” quần thể khu nghỉ dưỡng và sân golf ở 6 tỉnh, thành chiếm quỹ đất lên tới 4.124 ha, 3.600 phòng khách sạn và hàng nghìn căn biệt thự. Trịnh Văn Quyết trở thành “ông trùm” địa ốc giàu nhất nước.

Mời xem Video: Tranh dành Quyền lực.

Hai con người ấy kề cận tươi cười chụp hình bên nhau tuy không có giá trị là bằng chứng để truy tố nhưng nó có giá trị của sự liên tưởng, một giá trị tuyệt đối làm cho người dân tỉnh ngộ. Ông Chiến lấy đâu ra tiền cho gái nếu không kề vai kẹp cổ Trịnh Văn Quyết? Ông Quyết lấy đâu ra đất để xây resort nếu không cặp cổ ông Chiến dúi những phong bì dày cộm dưới gầm bàn?

Cái tinh thần “quyết chiến” ấy thể hiện trên ánh mắt uất hận của người dân Thanh Hóa. Nó nằm trên các trang mạng xã hội và người dân đã dần biết được câu hỏi “tại sao họ giàu như thế?”

Thanh Nghi

Chủ tịch Đà Nẵng bị nghi tham nhũng lớn !

Nghi vấn Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ sở hữu tài sản lớn 14/03/2017

(Chính trị) - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ được cho là sở hữu nhiều mảnh đất vàng ở Đà Nẵng, Quảng Nam và cổ phần doanh nghiệp.

Dư luận Đà Nẵng đang xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Đức Thơ sở hữu nhiều tài sản khủng.

Theo nguồn tin VietNamNet có được, ông Thơ kê khai sở hữu nhiều tài sản, đất đai, công trình nhà ở và góp vốn vào doanh nghiệp.

Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Nguyễn Xuân Anh, kê khai tài sản

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ

Cụ thể, năm 2014 khi còn làm Phó chủ tịch Đà Nẵng, ông kê khai sở hữu căn nhà diện tích xây dựng 300m2, cùng 4 mảnh đất có diện tích từ 150m2 đến 1021m2 tại nhiều vị trí đẹp ở trung tâm Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

Ngoài ra, ông còn góp vốn 3ha đất trồng rừng và sở hữu 1,5ha đất nuôi tôm.

Chủ tịch Đà Nẵng cũng kê khai tài sản góp vốn ở 4 cơ sở sản xuất kinh doanh với giá trị kê khai 2.5 tỷ đồng (không ghi rõ là cơ sở sản xuất kinh doanh nào) và mua cổ phiếu công ty Dana_Ý 500 triệu đồng từ năm 2007.

Trao đổi với VietNamNet chiều nay, ông Huỳnh Đức Thơ khẳng định: “Việc kê khai là đúng quy định, trung thực. Nếu có gì không đúng thì có cơ quan chức năng kiểm tra”.

Qua điện thoại, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho hay ông cũng vừa mới nghe thông tin này. Do ông đang đi công tác tại Hà Nội nên chưa nắm được sự việc cụ thể.

“Ngay sau khi kết thúc chuyến công tác, tôi sẽ tìm hiểu sự việc”, ông Xuân Anh nói.

Chiều nay, bà Lương Nguyệt Thu, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng cũng cho biết đang đi công tác xa và chưa nắm thông tin sự việc.

(Theo Vietnamnet)


Đỗ mười, Đức anh - hai kẻ bán nước !

Đỗ Mười, Lê Đức Anh  - Cặp đôi không hoàn hảo...



Mỗi một lãnh tụ CS thường để lại một dấu ấn riêng trong thời đại của ông ta như một vết đen không bao giờ xóa nhòa. Như hai vị đã từng lãnh đạo tối cao đất nước và giờ thì làm Thái Thượng Hoàng vẫn còn sống của đất nước chúng ta là Lê Đức Anh và Đỗ Mười thì có sự khác biệt lớn lao với các lãnh tụ còn lại. Bởi cặp đôi không hoàn hảo này, không hiểu sao ĐM lại mất hòn J, còn Lê Đức Anh thì mất một pha. Nên đất nước chúng ta khổ lắm khi cặp Song Kiếm Ngọc Bính khiếm khuyết này lãnh đạo đến tận bây giờ.

Đây không phải là tội ác của bọn Đế Quốc Mỹ mà là tội ác của bọn Thực Dân Pháp xưa kia. Chúng đã độc ác lấy mất một hòn J cao quí trong cặp J của đồng chí Đỗ Mười, chúng lại còn lấy mất một pha trong cặp pha của đồng chí Lê Đức Anh nữa. Vì chả thà lấy luôn nguyên cặp bi bộ dưới của đồng chí Đỗ Mười, hay cả cặp pha bộ trên của đồng chí Lê Đức Anh thì quá dễ, tại sao chúng chỉ lấy một. Chỉ một mà thôi. Vì mất một mới phá hại lâu dài được. Bọn Pháp đã thực hiện âm mưu cài cắm, đưa hàng độc bi và độc nhãn vào làm hại dân ta.  

Nhất mắt, nhì trym...

Các cụ nhà ta đã nói rõ ràng, thà mất một tay, một chân hay một lỗ tai chớ đừng mất một mắt hay một hòn bi. Nguy hại lắm. Nguy hại lắm. Người mất một mắt sẽ nhìn bồ lệch lung tung, ai gặp cũng tưởng đang nhìn mình nhưng té ra chẳng nhìn ai cả. Còn mất một hòn bị hạ bộ thì vào thế ngọc hoành khuyết hãm, ham chơi bời gái gú, đàn bà thích lắm nhưng vô cuộc mới biết chả chơi gì cả, có cũng như không.   

Ấy thế nhưng mất một trong hai này thì phá dữ lắm. Nên đồng chí Độc Nhãn Long Lê Đức Anh của chúng ta năm 1988 quân Trung Cộng tấn công Gạc Ma đồng chí ấy ra lệnh cho quân Trung Cộng tấn công quân ta. Còn đồng chí Nhất Dạ Bi Ve Đỗ Mười tưởng đánh vụ Cải tạo thương nghiệp gây hại đình đám vì chỉ có một trên hai hột hoạt động.

Các lãnh tụ tối cao của chúng ta có một điểm trời hại là phải sống dai, sống lâu để vừa ăn hết lộc con cháu, để nhìn cái thể chế của mình tanh banh ra, như cụ Võ Nguyên Giáp chẳng hạn. Cụ Giáp sống trên 100 tuổi nhưng người quắt lại như con khô mắm, tinh thần thì đờ đẫn như đứa trẻ lên ba. Nhưng cặp đôi không hoàn hảo của chúng ta, Lê Đức Anh và Đỗ Mười vẫn phải sống để trải nghiệm qua tất cả những điều đó nhưng còn nữa những nỗi đau không thành lời.

Nỗi đau ấy là từ giờ tới lúc leo lên bàn thờ, hai lãnh tụ già nua muốn lắm được Châu về Hiệp Phố. Cụ thể là đồng chí Đỗ Mười mong tìm được phần ngọc hành, hòn J cao qúi của đồng chí để hợp thành với hòn J già lão còn lại để không biết còn xài được không. Còn đồng chí Lê Đức Anh tìm được hòn bi mắt của mình để được nhìn trời cao đất rộng như thường. Các đơn vị an ninh, CA đang toả ra bốn phươnng tám hướng để tìm kiếm, các nhà ngoại cảm cũng cắm cúi gọi hồn thiêng của báu vật mau về để cùng hai lãnh đạo đi về nơi xa. Giống như những thái giám thời xưa khi chết phải có ngọc hành cùng đi...

Mất hòn J, đau lòng con Cuốc Cuốc
Tắt một pha mỏi miệng cái Ra Ra...

Mai Tú Ân